Những vấn đề về nội tiết tố luôn được chị em phụ nữ quan tâm, nên những loại thuốc về nội tiết cũng được đặc biệt chú ý. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng có thể khiến người dùng gặp phải các tình trạng không mong muốn. Vậy tác dụng phụ của thuốc nội tiết là gì? Cách giảm tác dụng phụ hiệu quả ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc trên.
1. Thuốc nội tiết tố là gì?
Thuốc nội tiết được dùng ở nữ giới, giúp cải thiện các tình trạng liên quan đến thiếu vấn đề thiếu hụt hormone nữ.
Điều trị bằng thuốc nội tiết phụ nữ hay còn được bằng cách gọi chung là liệu pháp hormone (HT). Đây đều là những phương pháp hữu hiệu có kết quả tốt nhất giúp điều trị các dấu hiệu mãn kinh ở phụ nữ.
Liệu pháp estrogen (ET):
Estrogen có công dụng làm giảm một số triệu chứng của thời kỳ mãn kinh như: khô âm đạo, rối loạn giấc ngủ, bốc hỏa. Estrogen có các dạng viên nén, gel, miếng dán, thuốc xịt hoặc các chế phẩm âm đạo (viên đặt âm đạo, vòng đặt,…).
Việc lựa chọn loại estrogen nào được bác sĩ đề nghị phụ thuộc vào các triệu chứng của phụ nữ. Ví dụ vòng đặt âm đạo, kem bôi âm đạo được sử dụng để chữa khô âm đạo, trong khi miếng dán hoặc thuốc viên được dùng để làm dịu cơn bốc hỏa. Phụ nữ đã cắt bỏ tử cung thường được khuyến cáo áp dụng liệu pháp này.
Tham khảo thêm: >> Gợi ý chữa rối loạn nội tiết tố nữ mà chị em cần biết.
Liệu pháp kết hợp (EPT):
Nếu chỉ sử dụng thuốc nội tiết tố nữ Estrogen mà không có Progestin thì nguy cơ ung thư nội mạc tử cung sẽ gia tăng. Hiện này, đa phần Progestin thường được sử dụng ở dạng viên, ngoài ra cũng có dạng miếng dán tương tự Estrogen.
Những lưu ý khi bổ sung nội tiết tố nữ
2. Những tác dụng phụ của thuốc nội tiết tố
Tác dụng phụ là điều có thể gặp phải đối với bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bằng thuốc nội tiết. Chúng được phân loại thành các nhóm có tác dụng phụ nhỏ, thường gặp và nghiêm trọng.
Những tác dụng phụ của thuốc nội tiết thường gặp:
- Đau nhức hoặc căng tức ngực;
- Chóng mặt, choáng váng, đau đầu;
- Tăng cân nhanh chóng;
- Sưng bàn chân, cẳng chân, chuột rút;
- Chảy máu âm đạo.
Nguyên nhân gây ra tác dụng phụ của thuốc nội tiết là do thành phần estrogen có chứa trong thuốc, chúng sẽ biến mất dần trong thời gian sử dụng.
Một số tác tác dụng phụ nghiêm trọng, đe dọa đến tình trạng sức khỏe có thể nói đến như:
2.1 Tăng máu đông trong phổi và đông máu tĩnh mạch
Thuốc nội tiết gây ra tình trạng tăng cục máu đông trong phổi (thuyên tắc phổi) và đông máu tĩnh mạch ở chân (huyết khối tĩnh mạch sau), đặc biệt đối với những phụ nữ có tiền sử cá nhân hoặc trong gia đình đã gặp trường hợp này. Đây là tác dụng phụ của thuốc nội tiết hiếm khi gặp phải ở những phụ nữ khỏe mạnh.
2.2 Ung thư nội mạc tử cung (ung thư tử cung)
Nghiên cứu cho thấy đối với phụ nữ có tử cung mà sử dụng estrogen đơn độc có nguy cơ mắc ung thư tử cung. Tuy nhiên hiện nay, đa số các bác sĩ đều kê đơn kết hợp progesterone và estrogen. Progestin giúp bảo vệ, chống lại ung thư tử cung.
Trong một số trường hợp cụ thể, phụ nữ có tử cung không thể sử dụng một số dạng progesterone thì bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô tử cung của cô ấy (sinh thiết nội mạc tử cung) để kiểm tra hàng năm trong quá trình dùng thuốc. Đối với phụ nữ không có tử cung (phụ nữ đã cắt tử cung) thì không có nguy cơ mắc ung thư tử cung.
2.3 Ung thư vú
Gần đây các nghiên cứu chỉ ra rằng tác dụng phụ của liệu pháp hormone, đặc biệt là EPT, làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, mặc dù nguy cơ gia tăng là rất nhỏ. Tạp chí Sáng kiến Sức khỏe Phụ nữ đã thực hiện một nghiên cứu đáng tin cậy ở phụ nữ mãn kinh đối với liệu pháp hormone, dự đoán rằng hằng năm có thêm 8 trường hợp mắc ung thư vú trong tổng 10.000 phụ nữ sử dụng thuốc nội tiết. Nguy cơ này sẽ tăng dần theo thời gian, đặc biệt là sau 5 năm sử dụng trở lên.
Việc sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT) có hệ thống lâu dài có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú, chủ yếu là do progestogens medroxyprogesterone, norethisterone và levonorgestrel.
2.4 Bệnh tim mạch
Thực tế cho thấy, thuốc nội tiết làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, nhưng nó lại khiến nguy cơ đau tim ở phụ nữ mắc bệnh tim và không mắc bệnh tim tăng.
2.5 Chảy máu âm đạo bất thường
Chảy máu âm đạo bất thường có khả năng xảy ra ở phụ nữ sử dụng thuốc nội tiết cao hơn so với phụ nữ sau mãn kinh không dùng thuốc. Tình trạng này phụ thuộc vào liệu pháp mà bệnh nhân đang sử dụng.
Khi chảy máu âm đạo bất thường xảy ra, bác sĩ sẽ lấy một mẫu niêm mạc tử cung để loại trừ những bất thường và ung thư tử cung. Nếu không có gì bất thường sau việc thực hiện các đánh giá, thì liều điều trị hormone sẽ được điều chỉnh để giảm chảy máu bất thường ở âm đạo.
2.6 Đột quỵ
Sử dụng thuốc nội tiết tố là tăng nhẹ nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ. Tạp chí Sáng kiến Sức khỏe Phụ nữ (WHI) dự đoán rằng có 8 cơn nguy cơ đột quỵ trên 10.000 phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone hằng năm.
Xem thêm: >>Thuốc uống nội tiết tố progesterone ở nữ giới an toàn và hiệu quả nhanh chóng >> Giải thích thuốc nội tiết tố nữ của nhật bản? >> Thông tin thuốc nội tiết của mỹ hiệu quả
3. Nên làm gì để giảm tác dụng phụ của thuốc nội tiết
Để hạn chế xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc nội tiết, bạn cần sử dụng theo đúng chỉ định, đúng liều. Việc sử dụng các loại thuốc để cân bằng nội tiết cần có sự thăm khám cụ thể của bác sĩ, khi được chỉ định mới được dùng.
Trong thời gian sử dụng thuốc, bạn nên tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ phác đồ điều trị, hoặc quên liều, sử dụng sai liều. Đồng thời, nên đi khám định kỳ theo hướng dẫn.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý:
- Kết hợp dùng Estrogen với thức ăn để giảm cảm giác khó chịu, khó tiêu.
- Để giảm sưng đau vùng ngực, hãy tạo một chế độ ăn ít béo, nhiều carbohydrate.
- Để hạn chế rút xương, hãy tập thể dục thường xuyên và kéo căng.
Nếu sau đó các tác dụng phụ của thuốc nội tiết vẫn còn tiếp diễn, bác sĩ sẽ đề nghị các cách dùng estrogen khác như: chuyển sang dạng miếng dán thay cho viên nén. Giảm liều lượng hoặc thay đổi các loại thuốc nội tiết đang sử dụng. Nếu tác dụng phụ có xu hướng kéo dài và diễn biến nghiêm trọng, hãy gặp và trao đổi ngay với bác sĩ.
Tham khảo thêm: >> Thuốc trị mụn nội tiết tối có tốt không? >> Dấu hiệu nhận biết nội tiết kém khi mang thai và cách phòng tránh >> Sử dụng thuốc nội tiết khi mang thai? Nguyên nhân và cách sử dụng
Venus đã cung cấp đầy đủ những thông tin về tác dụng phụ của thuốc nội tiết và cách giảm tác dụng phụ hiệu quả. Hi vọng qua bài chia sẻ này, bạn đã biết cách dùng thuốc nội tiết đúng cách và khoa học hơn.