Sau sinh bao lâu thì có kinh là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ lo lắng rằng kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Cùng đọc bài viết để hiểu hơn về mối liên quan giữa kinh nguyệt và nguồn sữa mẹ.
1. Sau khi sinh bao lâu thì có kinh trở lại?
Sau sinh bao lâu thì có kinh? Nếu bạn không cho con bú thì kinh nguyệt sẽ trở lại khoảng 6 – 8 tuần sau sinh. Tuy nhiên, nếu bạn cho con bú thì thời gian kinh nguyệt xuất hiện lại sẽ khác nhau ở mỗi người.
Các chuyên gia cho rằng, nếu nuôi con bằng sữa mẹ, phụ nữ sẽ có kinh trở lại sau 7 – 8 tháng sinh. Tuy nhiên rất khó xác định một cách chính xác thời điểm nguyệt san quay trở lại. Có người có kinh sau 2 – 3 tháng sinh con. Nhưng cũng có chị em lên đến 8 – 10 tháng.
Khi phụ nữ cho con bú mẹ hoàn toàn, kinh nguyệt thường không xuất hiện cho đến khi bé có dấu hiệu ngừng bú. Nghĩa là thời điểm bé bú ít đi, bé tập ăn dặm hoặc bé ngủ lâu hơn vào ban đêm thì “đèn đỏ” sẽ sớm xuất hiện.
Với phụ nữ sinh thường qua âm đạo và kinh nguyệt nhanh chóng trở lại sau sinh, các bác sĩ thường khuyên không nên dùng tampons vào kỳ kinh đầu tiên xuất hiện. Thay vào đó, bạn hãy chọn băng vệ sinh.
Nguyên nhân là do tampon làm cho lượng máu chảy ra bị cản trở, làm cho vi khuẩn dễ phát triển. Vì vừa trải qua giai đoạn sinh nở, hệ miễn dịch của bạn sẽ yếu, dễ bị nhiễm trùng. Do đó, nếu cơ thể có nhiều vi khuẩn có thể gây biến chứng.
Trường hợp bạn không thoải mái khi dùng băng vệ sinh thường, bạn hãy chọn băng vệ sinh dành cho sản phụ. Ưu điểm của loại băng vệ sinh này là dày hơn và giúp bạn thấy thoải mái hơn các loại băng vệ sinh thường.
Dấu hiệu có kinh trở lại sau khi sinh mà chị em cần biết
Tham khảo thêm bài viết: >> Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố sau sinh >> Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ sau sinh
2. Kinh nguyệt sau sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
Bên cạnh vấn đề sau sinh bao lâu thì có kinh, nhiều phụ nữ lo lắng về chuyện kinh nguyệt ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Trên thực tế, khi kinh nguyệt xuất hiện trở lại, bạn sẽ thấy nguồn sữa có sự thay đổi. Ngoài ra, bé cũng có phản ứng với sữa mẹ khi bú. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do nội tiết tố trong cơ thể biến đổi.
Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng vì kinh nguyệt xuất hiện không làm sữa mẹ đổi vị hay có vị chua gì cả. Ngoài ra, chất lượng sữa vẫn đảm bảo chứ không phải hết bổ dưỡng như nhiều bà mẹ vẫn nghĩ.
Những thay đổi về sữa mẹ thường xoay quanh việc giảm lượng sữa tiết ra, bé nhanh đói hơn trước. Thông thường, vài ngày trước kỳ kinh xuất hiện, lượng sữa tiết ra sẽ giảm. Khi kinh nguyệt ổn định trở lại như bình thường, lượng sữa tiết ra sẽ tăng lên.
Dù sữa mẹ không thay đổi nhiều về mùi vị nhưng các bé nhạy cảm sẽ dễ nhận thấy những sự thay đổi dù là rất nhỏ này. Bé thường không chịu “hợp tác” khi bú hoặc không chịu ngậm núm vú. Tuy nhiên bạn đừng lo vì bé sẽ nhanh chóng thích nghi với mùi vị mới mà thôi.
Tham khảo: >> Nguyên nhân kinh nguyệt không đều sau khi sinh con - hiểu đúng để khắc phục >> Top 15 thuốc tăng nội tiết tố sau sinh khuyên dùng
3. Lưu ý kiểm soát sinh sản sau sinh
Nhiều chị em quan tâm đến sau sinh bao lâu thì có kinh để lựa chọn giải pháp tránh thai. Trên thực tế nếu bạn đang cho con bú và có kinh lại sau sinh, khả năng có thai tiếp là bình thường.
Do đó, trong quá trình cho con bú, bạn cần chọn phương pháp ngừa thai an toàn và hiệu quả. Những sự lựa chọn tránh thai không có hormone như dụng cụ tránh thai, màng ngăn âm đạo hay bao cao su là lựa chọn mà chị em nên tham khảo.
Bạn có thể tránh thai đến 3 năm bằng một loại que đặc biệt có kích thước bằng que diêm. Bác sĩ sẽ cấy nó ngay dưới da vào bắp tay của bạn. Hình thức ngừa thai này chỉ có hormone progestin, vì vậy nó không ảnh hưởng đến nguồn sữa của bạn.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu thực hiện những lựa chọn kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố trong giai đoạn cho con bú.
4. Khác biệt giữa kinh nguyệt sau sinh so với trước kia thế nào?
Sau sinh bao lâu thì có kinh là điều bạn cần quan tâm. Tuy nhiên, kỳ kinh đầu tiên xuất hiện sau sinh sẽ có nhiều khác biệt so với giai đoạn trước mang thai. Vì thế, bạn cần hiểu rõ để có sự thích nghi với thời gian kinh nguyệt mới.
Lúc này, bạn sẽ thấy kỳ kinh có một số khác biệt như:
- Có thể xuất hiện các cục máu đông nhỏ
- Mức độ đau bụng tăng lên
- Hiện tượng chuột rút có thể mạnh hoặc nhẹ hơn bình thường
- Chảy máu hành kinh nặng hơn
- Kinh nguyệt bất thường sau khi sinh
Dù sinh thường hay mổ, phụ nữ vẫn bị chảy máu và tiết dịch âm đạo sau sinh. Trong những tuần đầu, máu chảy nhiều và có vón cục. Vài tuần sau, lượng máu này sẽ nhường cho dịch tiết âm đạo (sản dịch) có màu trắng kem hoặc đỏ.
Quá trình tiết dịch này thường diễn ra trong 6 tuần. Đây là lúc kinh nguyệt có thể trở lại nếu bạn không cho con bú. Nếu sản dịch ngừng một thời gian và sau đó xuất hiện máu trở lại thì đó có thể là kỳ kinh.
Nếu bạn không biết đó là chảy máu sản dịch hay kinh nguyệt, hãy phân biệt dựa vào các yếu tố sau:
- Tuần đầu sau sinh, sản dịch thường không có màu đỏ tươi. Lúc này, sản dịch thường có màu nhạt hơn hoặc màu trắng kem. Nếu xuất hiện máu đỏ vào 6 tuần sau khi sinh, nhiều khả năng đó là kinh nguyệt.
- Sản dịch có mùi khác với mùi kinh nguyệt
Lưu ý, nếu kinh nguyệt xuất hiện nhưng kèm các triệu chứng bất thường sau đây, bạn cần đi gặp bác sĩ:
- Lượng kinh nhiều, ướt hết một miếng băng vệ sinh chỉ sau 1 giờ
- Chảy máu liên tục trong hơn 7 ngày
- Đau đột ngột và dữ dội
- Xuất hiện cơn sốt đột ngột
- Cục máu đông lớn hơn một quả bóng gôn
- Mùi hôi tiết dịch bất thường
- Nhức đầu dữ dội hoặc khó thở
- Cảm giác đau khi đi tiểu
Trên đây là những thông tin về vấn đề sau sinh bao lâu thì có kinh mà phụ nữ cần hiểu rõ để có sự chuẩn bị về thể chất và tâm lý. Đồng thời, việc xác định thời gian kinh nguyệt sau sinh cũng giúp bạn chọn giải pháp tránh thai hiệu quả.