Nội tiết tố đóng vai trò cân bằng việc trao đổi chất và các vấn đề sinh lý của cơ thể được ổn định. Khi nội tiết tố nữ kém khiến sức khỏe sinh sản bị suy giảm và ảnh hưởng tới vóc dáng, làn da. Đặc biệt là phụ nữ có nội tiết kém khi mang thai dẫn đến tình trạng sảy thai cũng như nhiều vấn sức khỏe khác. Cùng Venus tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này và cách khắc phục qua bài viết dưới đây.
1. Những loại nội tiết tố cần thiết trong quá trình mang thai
Thông thường ở phụ nữ có 3 loại tiết tố, trong đó 2 loại tiết tố chính estrogen và progesterone được tiết ra từ buồng trứng. Hai loại tiết tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ trong quá trình thai kỳ.
Trong quá trình mang thai, sự gia tăng estrogen có tác dụng:
- Hỗ trợ thai nhi phát triển tốt, giúp cải thiện hình thành các mạch máu. Tuy nhiên, nếu hormone estrogen tăng quá nhanh trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ra tình trạng ốm nghén hay cảm giác buồn nôn ở người mẹ.
- Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ống dẫn sữa và làm to bầu ngực ở giai đoạn từ tháng thứ 4 – 6 của thai kỳ.
- Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nồng độ estrogen sẽ tăng lên đỉnh điểm để chuẩn bị cho giai đoạn nuôi con sau này.
Tham khảo thêm: >> Giải đáp thắc mắc suy giảm nội tiết tố nữ mà chị em cần biết.
Bên cạnh đó, nồng độ tiết tố progesterone cũng sẽ được gia tăng nhanh chóng trong quá trình thai kỳ. Hormone này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mang thai. Cụ thể, Progesterone có tác dụng :
- Giúp nới lỏng các khớp và dây chằng trên khắp cơ thể nhờ sự thay đổi của nồng độ progesterone.
- Khi nồng độ progesterone tăng cao sẽ giúp làm tăng kích thước bộ phận sinh dục nữ.
- Tăng kích thước tử cung nhờ tác dụng của progesterone. Điều này sẽ giúp cho thai nhi phát triển trong bụng mẹ từng ngày.
Khi mang thai, nếu nồng độ của 2 nội tiết tố ở mức ổn định thì mẹ bầu sẽ có một thai kỳ phát triển an toàn. Trong trường hợp một trong hai nội tiết kém khi mang thai sẽ gây ảnh trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của cả mẹ và bé.
Ảnh hưởng của nội tiết kém:
- Thai nhi phát triển chậm, thậm chí có nguy cơ sinh non hoặc cân nặng không đạt mức trung bình khi sinh ra.
- Cơ thể người mẹ không đủ khả năng để sẵn sàng cho việc nuôi con về sau.
2. Nhận biết nội tiết kém khi mang thai như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, nồng độ nội tiết kém khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và người mẹ. Do vậy, trong quá trình mang thai mẹ bầu cần theo dõi cơ thể thường xuyên để khi có những dấu hiệu bất thường sẽ có các biện pháp điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết nội tiết kém và cách cân bằng estrogen
Dấu hiệu nhận biết thiếu nội tiết tố estrogen:
- Làn da khô, chảy xệ và xuất hiện các nếp nhăn do không có sự đàn hồi. Bên cạnh đó, da còn xuất hiện nhiều tàn nhang, nám, vết sạm,…
- Giảm ham muốn tình dục, thấy đau rát khi quan hệ, âm đạo khô.
- Tóc khô giòn, thường xuyên bị gãy rụng.
- Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu bẳn, căng thẳng, lo âu suy nghĩ nhiều dẫn đến Stress. Nghiêm trọng hơn có thể gặp phải tình trạng trầm cảm khi mang thai.
Tăng sắc tố là biểu hiện phổ biến nhất của thai kỳ do nồng độ estrogen và progesterone trong huyết thanh tăng cao. Estrogen làm tăng sản xuất melanin bởi các tế bào hắc tố và tác động của estrogen được tăng cường bởi progesterone, kết quả làm lắng đọng melanin thành các đại thực bào biểu bì và hạ bì. Nó bắt đầu từ ba tháng đầu của thai kỳ, và xuất hiện ở những vùng đã có sắc tố, đặc biệt là ở vú và bộ phận sinh dục. Tàn nhang, nốt sần và những vết sẹo gần đây trở nên sẫm màu và thậm chí to ra khi mang thai.
Dấu hiệu nhận biết thiếu nội tiết tố progesterone:
- Cảm giác thấp thỏm, âu lo,….
- Dễ bị mất ngủ và ngủ không ngon giấc khi mang thai.
- Nội tiết tố progesterone kém dẫn đến tình trạng nước không được đào thải ra ngoài mà tích tụ lại ở bàn tay, chân và mặt.
- Thiếu hụt nồng độ progesterone khiến mẹ bầu dễ bị thèm ăn, đồng thời làm giảm sự đốt cháy chất béo nên dễ gây ra tình trạng tăng cân mất kiểm soát trong quá trình mang thai.
Ngoài ra còn có nhiều dấu hiệu khác để nhận biết nội tiết kém khi mang thai. Để biết chính xác mức độ thiếu hụt nội tiết tố, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và làm những xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Tham khảo thêm: >> Phụ nữ bị rối loạn nội tiết là gì? Cách cân bằng nội tiết tự nhiên >> Phụ nữ thay đổi nội tiết tố có nguy hiểm không? >> Giải đáp thắc mắc thuốc nội tiết progesterone là thuốc gì mà chị em cần biết.
3. Nội tiết kém trong quá trình mang thai nguy hiểm như thế nào?
Tình trạng thiếu hụt nội tiết tố trong thai kỳ thường rất khó nhận biết. Những dấu hiệu nhận biết trên khá giống với sự thay đổi của cơ thể khi ốm nghén, vì vậy nhiều người thường không chú ý đến. Tuy nhiên, việc nội tiết kém khi mang thai có thể khiến mẹ bầu và thai nhi lâm vào tình trạng nguy hiểm.
3.1 Thiếu nội tiết tố estrogen
Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy máu đến thai nhi, ngăn cản quá trình tự hủy của tế bào mang bào thai và bảo vệ thai nhi an toàn trong suốt thai kỳ. Do đó, sự thiếu estrogen nội tiết kém khi mang thai sẽ ảnh hưởng tới sự lớn lên bình thường của em bé. Nó còn khiến cho mẹ bầu khó sinh hơn khi chuyển dạ hoặc có thể gặp tình trạng không đủ sữa sau sinh.
3.2 Thiếu nội tiết tố progesterone
Nồng độ Progesterone nội tiết kém khi mang thai sẽ khiến cho bào thai gặp nguy hiểm và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn việc sảy thai hoặc sinh non.
Vai trò quan trọng của nội tiết tố progesterone đối với phụ nữ
3.3 Thiếu hụt nội tiết tố HCG khi mang thai
Hormone HCG có vai trò quan trọng trong việc giúp người mẹ duy trì hoàng thể, tổng hợp estrogen, progesterone cũng như hỗ trợ nội mạc tử cung để thai nhi được phát triển tốt. Thiếu nội tiết tố HCG khi mang thai sẽ dẫn đến hiện tượng sảy thai và suy nhược cơ thể.
4. Biện pháp khắc phục nội tiết kém khi mang thai
Để khắc phục tình trạng nội tiết kém khi mang thai, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để được kê đơn thuốc hoặc tiêm nội tiết tố trực tiếp vào cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể cân bằng nội tiết tố nữ và bảo vệ sức khỏe của mình bằng việc bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
Chế độ dinh dưỡng khắc phục tình trạng nội tiết kém khi mang thai
4.1 Bổ sung thực phẩm cần thiết
Thịt gà
Đây là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là vitamin B3 có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp các hormone giới tính. Do đó, mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng nội tiết kém khi mang thai bằng cách ăn thịt gà.
Trứng gà
Theo nghiên cứu, 1 quả trứng gà có thể cung cấp tới 10% các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như sắt, kẽm, vitamin B,…Bên cạnh đó, trứng gà còn giúp cho cơ thể mẹ bầu sản sinh các hormone sinh sản, cân bằng nội tiết tố nữ.
Cá hồi
Thịt cá hồi chứa nhiều Omega 3 có tác dụng làm tăng khả năng thụ thai và cân bằng nội tiết tố giúp cho cơ thể sản xuất hormone sinh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong cá hồi chứa hàm lượng lớn chất amino axit, giúp kích thích sản xuất đủ hormone testosterone để cân bằng estrogen.
Rau xanh
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu bữa ăn của mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ có thai. Bổ sung nhiều rau xanh sẽ giúp hạn chế tình trạng thiếu nội tiết khi mang thai bởi nó chứa nhiều hợp chất indole-3 carbinol. Mẹ có thể bổ sung bằng cách các loại rau màu xanh đậm như súp lơ, rau chân vịt, rau cải,…trong thực đơn hàng ngày.
Hạnh nhân
Hạnh nhân là loại hạt dinh dưỡng cung cấp vitamin E, chất chống oxy hóa và hỗ trợ cực kỳ tốt cho sức khỏe sinh sản nữ giới. Hàm lượng vitamin E có trong hạt hạnh nhân có thể hấp thu các loại vitamin tan trong chất béo khác, điều này rất cần thiết cho quá trình sản xuất hormone và cân bằng nội tiết tố nữ. Đây cũng là một trong các món ăn vặt an toàn, giàu dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt thường rất giàu estrogen có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất hormone và cân bằng nội tiết. Vì vậy, các mẹ nên thường xuyên bổ sung loại thực phẩm này cho cơ thể. Ngoài ra, các loại ngũ cốc hạt nguyên còn bổ sung các chất dinh dưỡng cho thai nhi, giúp não bộ thông minh, phát triển tốt và bổ sung nội tiết tố nữ cho mẹ bầu.
Đậu nành
Đậu nành cung cấp rất nhiều dưỡng chất như daidzein, glycitein, genistein,estradiol,… đây là một những dạng estrogen giúp chống lão hóa và có khả năng làm chậm quá trình loãng xương ở mẹ bầu. Ngoài ra, đậu nành còn giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.
Đậu nành chứa nhiều phytoestrogen giúp cơ thể sản sinh estrogen hiệu quả. Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm từ đậu nành trong thời kỳ mang thai sẽ cung cấp vitamin D tố cho xương của cả thai nhi và mẹ.
Các sản phẩm được làm từ sữa
Các sản phẩm được làm từ sữa như sữa chua, sữa tươi, váng sữa,bơ,. … cực kỳ tốt cho sức khoẻ của tử cung nếu được dùng hàng ngày. Ngoài việc bổ sung nội tiết tố cho mẹ bầu thì những sản phẩm này rất giàu canxi và vitamin D, giúp cho xương luôn chắc khỏe và giúp cho thai nhi hấp thu canxi một cách dễ dàng hơn.
Sắn dây
Củ sắn dây chứa rất nhiều các chất Isoflavone và estradiol. Những chất này giúp mẹ bầu có một làn da trẻ đẹp, ngăn ngừa lão hóa và săn chắc ngực, thanh lọc, giải nhiệt cho cơ thể. Vì thế, mẹ bầu có thể bổ sung sắn dây vào khẩu phần ăn của mình với một tần suất hợp lý.
Ngoài ra những thực phẩm có lợi như trên, mẹ bầu cũng cần tránh các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe như:
- Không nên ăn những đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh, đóng hộp, đồ chế biến sẵn và đồ nhiều dầu mỡ, chiên xào,…do nó có thể gây hại đến sức khỏe của cả mẹ bầu lẫn thai nhi.
- Hạn chế sử dụng các loại nước uống có chứa gas, có cồn hoặc đồ uống có chất kích thích trong quá trình mang thai và đang cho con bú.
4.2 Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học
Bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày, mẹ bầu cũng cần phải xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn:
- Mẹ bầu cần thay đổi giờ giấc ngủ, cố gắng ngủ ít nhất 7 – 8 tiếng một ngày. Ngủ đủ giấc sẽ giúp sản sinh nội tiết tố estrogen.
- Thường xuyên vận động cơ thể bằng cách tập yoga, các bài tập dành cho mẹ bầu hoặc đi bộ,..vừa giúp mẹ bầu thoải mái, thư giãn vừa giải toả tâm lý.
- Tạo chế độ sinh hoạt và làm việc điều độ, hợp lý và luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng, stress,…
5. Một số lưu ý để bổ sung nội tiết tố đúng cách khi mang thai
Nội tiết tố đóng vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ, đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai. Để cải thiện tình trạng nội tiết kém khi mang thai, mẹ bầu không nên tự ý bổ sung các loại thuốc nội tiết tố nếu chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Điều này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé bởi trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống chỉ định cho phụ nữ đang mang thai mà không phải dược sĩ nào cũng biết. Ngoài ra, việc sử dụng các thực phẩm chức năng còn phải tùy thuộc vào thể trạng và nồng độ thiếu hụt hormone của từng người.
Nên ưu tiên sử dụng các liệu pháp bổ sung nội tiết tố nữ bằng các thực phẩm tự nhiên để bảo đảm an toàn cho cả mẹ lẫn bé. Mẹ bầu cần thăm khám định kỳ để kiểm soát sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Khi có dấu hiệu lạ phải nhanh chóng tới các cơ sở y tế uy tín gần nhất để kiểm tra kỹ và theo dõi tình trạng sức khoẻ.
Tham khảo thêm: >> Tại sao nội tiết kém khó mang thai và những điều cần biết? >> Cách điều trị mụn nội tiết là sao an toàn trị tận gốc mụn trên mặt, trên lưng >> Hướng dẫn điều trị mụn do rối loạn nội tiết tố >> Nguyên nhân bị suy giảm nội tiết tố nữ
Sau khi tham khảo bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã cập nhật được thêm nhiều thông tin hữu ích về cách nhận biết nội tiết kém khi mang thai và cách khắc phục tình trạng này. Cuối cùng, Venus chúc cho mẹ bầu và thai nhi có thật nhiều sức khỏe và an toàn trong suốt thai kỳ.