Kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 là tình trạng mà khoảng 50 -70% nữ giới trong giai đoạn đang trưởng thành gặp phải. Tuy phổ biến nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị đúng cách. Tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
1. Nhận biết kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 như thế nào?
Những biểu hiện của tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi 10 mà bạn nên biết bao gồm:
- Chu kỳ kinh dưới 21 ngày hay trên 35 ngày.
- Lượng kinh nguyệt ít hơn 30 ml hay nhiều hơn 80ml.
- Số ngày hành kinh dưới 3 ngày hay kéo dài hơn 7 ngày.
- Máu kinh có sẫm và nhiều cục máu đông.
- Hành kinh đi kèm những triệu chứng như: đau bụng, ngất xỉu, đau lưng, chóng mặt,…
2. Kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 do đâu?
Những nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 có khác hơn so với những giai đoạn đầu dậy thì. Cụ thể:
2.1 Nguyên nhân sinh lý
Những yếu tố chủ quan bất nguồn từ việc sinh hoạt không đều độ và những thói quen xấu gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe:
Thói quen sinh hoạt chưa hợp lý
Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, không vận động, gây mất cân bằng trong quá trình trao đổi các chất và hệ thống sản xuất nội tiết tố. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt ở tuổi 20.
Cơ thể không được cung cấp các dưỡng chất cần thiết
Vitamin, axit béo omega – 3 và những khoáng tố vi lượng, để kích thích sản sinh hormone estrogen, dẫn đến hormone không được sản xuất đủ gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.
Lượng vitamin D và canxi thấp có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt và làm tăng các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Bổ sung canxi và vitamin D làm tăng nồng độ trong huyết thanh của 2 chất dinh dưỡng này và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tiền kinh nguyệt và rối loạn kinh nguyệt. Do đó, rối loạn kinh nguyệt sẽ ít xảy ra ở những phụ nữ sử dụng chế độ ăn giàu vitamin D và canxi.
Tạo ra quá nhiều áp lực cho bản thân
Căng thẳng từ việc học hành và cuộc sống hay những thay đổi tâm sinh lý trong giai đoạn này cũng là nguyên gây ra kinh nguyệt không đều ở tuổi 20.
Sử dụng chất kích thích, đồ uống chứa cồn hay nước ngọt có ga
Làm tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất hormone nội tiết tố gây rối loạn nội tiết tố nữ cho cơ thể.
Tác dụng phụ khi sử dụng các thuốc điều trị trong thời gian dài
Thuốc hen suyễn, thuốc an thần, thuốc đông máu hay thuốc chống trầm cảm,…đều có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi 20.
Giải đáp: >> Tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì? - Cách điều hòa kinh nguyệt hiệu quả >> Kinh nguyệt không đều ở tuổi 18 có nguy hiểm không? >> Chia sẻ nhận biết những biểu hiện suy giảm nội tiết tố nữ mà chị em cần lưu ý.
Tư vấn của chuyên gia về tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi 20
2.2 Nguyên nhân bệnh lý
Bên cạnh nguyên nhân sinh lý thì những nguyên nhân về bệnh lý gây kinh nguyệt không đều cũng cần được đặc biệt quan tâm. Một số bệnh lý về vùng kín và cơ quan sinh sản có thể gặp phải ở tuổi 20 như:
Buồng trứng u nang
Đây là bệnh gây nguy cơ vô sinh cao trong những bệnh phụ khoa hiện nay. Trong một thống kê, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc hội chứng này chiếm từ 10 – 20%. Những biểu hiện thường gặp của bệnh buồng trứng đa nang: vô kinh, béo phì, mọc nhiều lông và mụn trứng cá, đầu ít tóc,…
U xơ tử cung
Sự xuất hiện của các mô tại tử cung và các sợi cơ là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các u lành tính. U xơ tử cung dưới niêm mạc tử cung có thể gây ra chảy nhiều máu âm đạo và rong kinh.
Cường giáp, suy tuyến giáp
Hormon tuyến pháp có tác dụng quan trọng trong việc chi phối các hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Chính vì vậy khi hormone tuyến giáp mất cân bằng sẽ dẫn đến lượng hormone estrogen và progesterone không tiết ra đủ, gây rối loạn kinh nguyệt.
Viêm vùng chậu
Nguyên nhân chủ yếu là do ống dẫn trứng, buồng trứng hay cổ tử cung bị nhiễm trùng. Biểu hiện điển hình của bệnh: đau bụng khi đến ngày kinh, lượng máu kinh ra lúc ít lúc nhiều, rối loạn kinh nguyệt,…
Mãn kinh sớm hay suy buồng trứng
Thông thường mãn kinh sẽ xảy ra khi phụ nữ bước vào tuổi 40, nhưng nếu việc này xảy ra khi bạn chỉ ở độ 20 – 30 tuổi thì đây là dấu hiệu cho thấy chức năng buồng trứng của bạn đang bị suy giảm sớm hơn bình thường, người ta gọi đó là hiện tượng suy buồng trứng nguyên phát.
Viêm vùng chậu PID
Đây là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản gây ra bởi các STI như lậu và chlamydia, một số đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm các loại vi khuẩn này là phụ nữ mang thai, người từng nạo phá thai hoặc sảy thai. Nhiễm trùng vùng chậu thường tác động ở các mô sẹo tử cung, vòi trứng,.. và gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai của phụ nữ. Các triệu chứng để nhận biết bệnh PID: khí hư ra nhiều màu xanh hay vàng, sốt, buồn nôn, tiêu chảy hay đau bụng,…
Tìm hiểu: >> Giải đáp kinh nguyệt không đều có sao không >> Chu kỳ kinh nguyệt không đều ở tuổi 16 nên làm gì?
3. Kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 gây ảnh hưởng ra sao?
Kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 gây ảnh hưởng lớn đến đời sống hằng ngày cũng như tinh thần của bạn gái khi gặp phải.
3.1 Ảnh hưởng đến việc hoạt động hằng ngày
Máu kinh có thể ra quá nhiều khiến bạn gái khó chịu và bất tiện trong việc sinh hoạt vì lúc nào cũng trong tình trạng “ẩm ướt”. Tệ hơn là chuyện này có thể ảnh hưởng đến việc đi đứng của nhiều chị em, tác động nhiều đến chất lượng công việc hằng ngày.
3.2 Mất quá nhiều máu hoặc thiếu máu
Việc hành kinh mỗi hàng là do sự rụng trứng gây ra, trong chu kỳ kinh nguyệt chị em có thể sẽ bị mất một lượng máu nhất định, nếu lượng máu mất đi quá nhiều có thể gây ra tình trạng thiếu máu và thiếu sắt, dẫn đến việc bạn gái sẽ thường xuyên bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi đi kèm triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu,.. nghiêm trọng hơn là nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
3.3 Viêm nhiễm phụ khoa
Máu kinh thường xuyên ra nhiều là môi trường thuận lợi cho sự phát triển mạnh của các loại vi khuẩn, nấm men sinh sôi. Trong chu kỳ kinh nguyệt, vùng kín nếu không được vệ sinh đúng cách và sạch sẽ có thể gây ra nhiều loại viêm nhiễm khác nhau, khởi đầu từ những vùng bên ngoài âm đạo, rồi lan rộng lây nhiễm đến buồng trứng hay tử cung, đe dọa đến sức khỏe sinh sản của bạn gái.
Chính vì vậy, để giảm nguy cơ những bệnh viêm nhiễm thì bạn gái nên thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Thay băng vệ sinh từ 3 – 4 tiếng/ lần, có thể thay nhiều hơn trong những chu kỳ lượng máu kinh ra nhiều.
3.4 Nguy cơ mắc những bệnh lý khác
Tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 đôi khi còn là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm như: u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung và polyp tử cung,…
Những trường hợp này nếu không được điều trị nhanh chóng có thể gây ảnh hưởng đến sinh sản của phụ nữ và dẫn đến vô sinh.
4. Điều trị kinh nguyệt không đều ở tuổi 20
4.1 Điều trị y khoa
Một số loại thuốc mà bác sĩ có thể sẽ kê đơn để cân bằng lại chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm:
- Trường hợp mất cân bằng nội tiết tố do thiếu hụt estrogen và progesterone: tiêm hormone thay thế.
- Trường hợp kinh nguyệt kéo dài dai dẳng gây thiếu máu: thuốc sắt.
- Nhóm thuốc giúp giảm chảy máu kinh và thay đổi chu kỳ hành kinh: NSAIDS như Naproxen và Ibuprofen.
- Sử dụng thuốc tránh thai đường uống để rút ngắn lại thời gian hành kinh và cân bằng lại chu kỳ kinh nguyệt.
Tìm hiểu thêm bài nghiên cứu về kinh nguyệt không đều ở tuổi 20
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục tự nhiên
4.2 Duy trì lối sống lành mạnh
- Thường xuyên tập thể dục thể thao rèn luyện cơ thể như chạy bộ, yoga, đạp xe,.. để kiểm soát được cân nặng của bản thân.
- Hạn chế những đồ ăn quá dầu mỡ hay nhiều gia vị.
- Ăn đủ bữa và tránh những thực đơn ăn kiêng quá khắt khe.
- Đưa vào thực đơn hằng ngày nhiều rau xanh và trái cây tốt cho sức khỏe.
- Uống đủ nước.
- Có thói quen sinh hoạt điều độ, ngủ sớm và dậy sớm để luôn có tinh thần thoải mái và yêu đời.
- Tránh để tình thần thường xuyên căng thẳng hay tạo quá nhiều áp lực cho bản thân.
- Hạn chế sử dụng đồ uống chứa chất kích thích hay cồn.
- Thường xuyên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có thể kịp thời phát hiện những bất thường và điều trị.
Danh sách thực phẩm cần bổ sung dinh dưỡng hằng ngày cho người rối loạn kinh nguyệt
STT | Chất dinh dưỡng | Công dụng | Thực phẩm |
1 | Vitamin A | Vitamin A là một chất dinh dưỡng quan trọng trong sự phát triển và phát triển của thanh thiếu niên và đảm bảo sự phát triển nội mạc tử cung khỏe mạnh. Phụ nữ bị mất kinh bình thường dường như có lượng vitamin A tốt hơn đáng kể so với phụ nữ bị rong kinh. Khi phụ nữ bị mất kinh nhiều được cho uống vitamin A để bổ sung cho cơ thể | 1. Gan bò
2. Dầu gan cá 3. Khoai lang 4. Cà rốt 5. Đậu mắt đen 6. Rau bina 7. Bông cải xanh 8. Ớt chuông hay ớt ngọt,… |
2 | Magie | Bổ sung magie làm giảm các triệu chứng PMS (hội chứng tiền kinh nguyệt) như đau nhức và đau đớn, trầm cảm, cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng. Magie giúp thư giãn cơ trơn. Đã được chứng minh để giảm chuột rút kinh nguyệt đáng kể | 1. Sôcôla đen
2. Bơ 3. Các loại hạt 4. Cây họ đậu 5. Đậu phụ 6. Hạt lanh, hạt bí ngô, hạt chia 7. Ngũ cốc nguyên hạt,… |
3 | Axit béo thiết yếu Omega-6 | Dầu cây lưu ly và dầu hoa anh thảo có nhiều chất béo Omega-6 các axit. Chất béo omega-6 có thể hỗ trợ khả năng sinh sản bằng cách cải thiện cấu trúc tế bào sinh sản, giảm nguy cơ viêm nhiễm và cải thiện tình trạng của các cơ quan trong cơ thể. Borage và EPO săn chắc tử cung | 1. Hạt óc chó
2. Dầu cây hồng hoa 3. Đậu phụ 4. Hạt gai dầu 5. Hạt hướng dương 6. Bơ lạc 7. Trứng,… |
4 | Dầu gan cá tuyết | Cung cấp nhiều chất xây dựng cần thiết cho hormone sản xuất bao gồm Vitamin A, D và K. Nó cũng là một nguồn Omega-3 và chất béo có lợi | |
5 | Gelatin | Là một nguồn canxi, magie và phosphat tuyệt vời. Nó hỗ trợ sản xuất hormone và sức khỏe tiêu hóa và giúp dịu viêm nhiễm, đặc biệt là ở các khớp xương | Thường có trong những loại kẹo dẻo, phomai kem và chất làm nước chấm,… |
Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ giai đoạn rối loạn kinh nguyệt
Chia sẻ cách cân bằng nội tiết giúp điều hòa kinh nguyệt
Với những thông tin đã chia sẻ ở trên hy vọng bạn gái có thể hiểu hơn tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 và có được biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả cho mình.