Suy giảm nội tiết tố nữ sau khi sinh là một nỗi lo sợ mà không chị em phụ nữ nào mong muốn trải qua. Bởi đi kèm với suy giảm nội tiết tố là hàng loạt sự biến đổi về nhan sắc, sức khỏe cũng như tâm sinh lý của người phụ nữ. Tình trạng này thường diễn ra ở những phụ nữ sau sinh, thế nhưng ở nước ta hiện nay, đa số họ vẫn còn xem nhẹ, cho rằng suy giảm nội tiết tố nữ sau khi sinh là một quy luật tất yếu xảy ra với mọi nữ giới và cam chịu với những hậu quả mà nó gây ra. Vậy tình trạng này nguy hiểm đến thế nào? Hãy cùng Venus tìm hiểu qua bài viết phía dưới!
1. Hiểu về suy giảm nội tiết tố nữ sau sinh
Theo thống kê có tới 80% phụ nữ gặp phải tình trạng suy giảm nội tiết tố sau sinh. Đây là tình trạng thay đổi nội tiết tố Estrogen ở cơ thể người phụ nữ hậu thai kỳ. Sự thay đổi này gây ra sự suy giảm, thiếu hụt và làm mất cân bằng nồng độ các hormone trong cơ thể.
Nồng độ nội tiết tố nữ không ổn định mà sẽ thay đổi theo thời gian và tuổi tác của người phụ nữ. Thông thường, quá trình suy giảm nội tiết tố nữ sẽ diễn ra trong các giai đoạn: sau sinh nở, sau 35-40 tuổi, ở độ tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh. Tuy nhiên, khác với các giai đoạn khác, nội tiết tố nữ Estrogen sẽ tuột dốc không phanh ngay sau khi mẹ bầu sinh nở. Hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ lúc này sẽ thay đổi liên tục và có xu hướng giảm trầm trọng.
Suy giảm nội tiết tố nữ sau sinh
Trong giai đoạn đầu thai kỳ
Ở giai đoạn này, hormones Estrogen và progesterone sẽ được cơ thể người mẹ sản xuất ra một lượng lớn đáng kể, tăng từ 500-1000 lần để bảo vệ thai nhi. Hai hormones steroid này chính là chìa khóa để tạo ra dopamine và serotonin – hai chất dẫn truyền thần kinh giúp não bộ người mẹ cảm thấy vui vẻ và sảng khoái. Đây cũng chính là lý do giải thích cho cảm giác hạnh phúc và tuyệt vời của người phụ nữ khi biết tin mình mang thai.
Sau khi em bé ra đời
Tuy nhiên, quá trình xảy ra với hormones sẽ hoàn toàn khác ngay khi em bé ra đời. Một điều không may là nồng độ Estrogen và progesteron sẽ sụt giảm một cách nghiêm trọng ngay tại thời điểm sau sinh. Trong lúc đó, sự gia tăng nhanh chóng của nồng độ prolactin và oxytocin sẽ diễn ra trong thời kỳ hậu sản. Và đây được cho là nguyên nhân gây ra những thay đổi về mặt tâm lý và cảm xúc của phụ nữ sau sinh, khiến họ dễ rơi vào trạng thái buồn vui thất thường và dễ bị trầm cảm.
Corticosteroid trong huyết tương thai nhi tăng lên trong quá trình chuyển dạ do căng thẳng của thai nhi, điều này báo hiệu nhau thai giảm sản xuất estradiol và progesterone cũng như kích thích tiết ra các prostaglandin hoạt động như chất hỗ trợ co bóp.
Sau khi cho con bú
Tuy nhiên, song song với việc thiếu hụt nồng độ nội tiết sau sinh là Estrogen và progesteron thì prolactin sẽ xuất hiện và thay thế chỗ cho 2 hormone trên để thực hiện nhiệm vụ kích thích tiết sữa để người mẹ cho con bú. Và Estrogen sẽ bắt đầu tăng trở lại khi quá trình cho con bú của người mẹ kết thúc.
Tham khảo thêm bài viết: >> Sau khi sinh bao lâu thì có kinh nguyệt - Những điều cần lưu ý >> Nguyên nhân rối loạn nội tiết sau sinh ở phụ nữ và cách điều trị
2. Nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị suy giảm nội tiết tố
Nguyên nhân chính gây suy giảm nội tiết tố nữ sau khi sinh là do nồng độ Estrogen tăng đột biến trước khi mang thai để bảo vệ thai nhi
Trong giai đoạn thai kỳ, để duy trì và tạo ra một môi trường bên trong tử cung, nhau thai sẽ sản xuất ra nội tiết tố progesterone và kiểm soát chúng. Sau khi em bé được sinh ra, mức progesterone này bắt đầu sụt giảm và thường không tăng lại cho đến khi người mẹ bầu rụng bắt đầu trứng trở lại sau sinh.
Ngoài nguyên nhân chính ở trên thì tuổi tác cũng là một yếu tố khiến tình trạng suy giảm nội tiết tố nữ sau khi sinh diễn ra nhanh hơn đặc biệt là vào thời kỳ tiền mãn kinh. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt Estrogen có thể phát sinh bởi nhiều lý do khác như:
- Điều kiện sức khỏe bẩm sinh
- Rối loạn tuyến giáp
- Suy dinh dưỡng
- Tuyến yên hoạt động kém
- Gia đình có tiền sử về vấn đề nội tiết tố
- Đã hoặc đang tiếp nhận phương pháp hóa/xạ trị
3. Dấu hiệu nhận biết suy giảm nội tiết sau khi sinh
Suy giảm nội tiết tố nữ sau khi sinh là hiện tượng thường xảy ra sau quá trình mang thai và sinh nở. Vì thế, trong những trường hợp này, người phụ nữ cần phát hiện sớm để được can thiệp kịp thời, lấy lại cân bằng nội tiết nữ. Một số dấu hiệu giúp nhận biết sự mất cân bằng nội tiết sau khi sinh như:
3.1 Tình trạng da thay đổi
Làn da là nơi thể hiện rõ nhất sự mất cân bằng nội tiết ở chị em, đặc biệt là các mẹ bầu và sau khi sinh. Khi nội tiết tố ổn định, làn da từ đó cũng sẽ duy trì được độ ẩm, tạo sự đàn hồi và cân bằng điều tiết bã nhờn,… Tuy nhiên, khi nội tiết tố bị rối loạn, Estrogen là hormone giúp giữ nước và mỡ ở dưới da bị suy giảm, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiết bã nhờn của làn da khiến da trở nên khô sạm, xuất hiện mụn nội tiết, nám và tàn nhang, làm ảnh hưởng đến nhan sắc của phái đẹp.
3.2 Trầm cảm sau sinh
Theo thống kê, có khoảng 10-20% phụ nữ sau khi sinh bị rối loạn trầm cảm. Trầm cảm sau sinh là một căn bệnh về tâm lý, thường đi kèm với triệu chứng khó chịu, lo âu, hay cáu gắt, thay đổi khẩu vị và đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đầy. Vì thế ngoài lo lắng về thể chất, gia đình cũng cần phải quan tâm đến tinh thần của các sản phụ để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra trong trường hợp bệnh nặng.
Sự suy giảm nhanh chóng của các hormone sinh sản estrogen và progesterone ngay sau khi sinh gây căng thẳng ở phụ nữ. Các hormone khác do tuyến giáp sản xuất cũng có thể giảm mạnh và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và trầm cảm. Đây là một hiện tượng rất phổ biến của phụ nữ sau sinh.
3.3 Giảm ham muốn tình dục, “khô hạn” âm đạo
Estrogen là hormone giúp âm đạo tiết nhiều chất nhờn hơn, tạo ra hormone oxytocin làm tăng ham muốn và hưng phấn tình dục. Khi Estrogen suy giảm, mất cân bằng nội tiết sau khi sinh, các mô ở vùng kín sẽ trở nên khô, mỏng và nhạy cảm hơn. Điều này khiến âm đạo bị khô rát trong khi quan hệ và đặc biệt làm giảm hứng thú trong chuyện yêu, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vợ chồng.
Tham khảo thêm bài viết: >> Kinh nguyệt không đều sau khi sinh - Cách khắc phục >> Top 15 thuốc tăng nội tiết tố cho phụ nữ sau sinh >> Lý do tại sao chu kỳ kinh nguyệt không đều ở phụ nữ
3.4 Mắc bệnh phụ khoa
Nội tiết tố nữ trong cơ thể suy giảm sẽ khiến cho âm đạo không tiết đủ dịch nhầy để giữ ẩm và bôi trơn. Từ đó dẫn đến mất cân bằng độ pH tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tấn công gây viêm nhiễm âm đạo cũng như các bệnh phụ khoa khác.
3.5 Một số triệu chứng khác
Ngoài các triệu chứng kể trên, chị em cũng có thể gặp phải một số biểu hiện khác khi suy giảm nội tiết tố nữ sau khi sinh như: tăng/sụt cân, tóc khô xơ, rụng tóc, hay đau đầu, người bốc hỏa, mất ngủ, dị ứng, tâm trạng thay đổi thất thường,…
4. Suy giảm nội tiết tố sau sinh gây tác hại như thế nào?
Tình trạng rối loạn nội tiết sau sinh sẽ gây ra một số vấn đề cho chị em, chẳng hạn như:
- Suy giáp: khi lượng Estrogen tăng cao đến một mức nhất định sẽ khiến tuyến giáp bị viêm nhiễm, dẫn đến hiện tượng viêm giáp sau sinh. Hàm lượng Estrogen tăng lên cũng có thể dẫn đến rối loạn cảm xúc, dẫn đến trầm cảm sau sinh. Đồng thời nồng độ cortisol có trong cơ thế tăng lên đột ngột, khiến phụ nữ mắc phải chứng suy giáp
- Suy thượng thận: việc Estrogen tăng cao nhanh chóng cũng sẽ khiến khu vực thượng thận hoạt động quá tải và không thể sản sinh ra đủ cortisol như cơ thể yêu cầu. Việc này xảy ra do sự suy giảm progesterone, làm tăng sự mệt mỏi cũng như căng thẳng của mẹ bầu.
Ngoài 2 bệnh lý kể trên, suy giảm nội tiết tố còn gây ra nhiều thay đổi về thể chất và tâm lý khác.
5. Cách cân bằng lại nội tiết tố sau khi sinh
Suy giảm nội tiết tố nữ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhan sắc, tâm sinh lý mà còn gây ra những xáo trộn trong đời sống hàng ngày của chị em phụ nữ. Vì vậy, hãy chủ động ngăn chặn tình trạng bằng những cách dưới đây:
5.1 Tập thể dục và vận động thể chất
Vận động cơ thể nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu sau sinh nâng cao sức khỏe, giảm bớt căng thẳng, thúc đầy nhanh quá trình cân bằng nội tiết tố. Để bắt đầu, các mẹ có thể lựa chọn đi bộ và yoga để hồi phục cơ thể, giúp rút ngắn thời gian khôi phục hàm lượng nội tiết.
5.2 Tránh sử dụng thức uống có cồn, cafein và chất kích thích
Các thức uống có cồn và cafein như bia, rượu, thuốc lá,.. đều là nguyên nhân khiến mẹ bỉm sữa mất cân bằng nội tiết, cần phải tránh xa. Đặc biệt là cafein có trong cà phê sẽ làm tăng cao mức Estrogen trong cơ thể, dẫn đến việc nội tiết mất cân bằng.
5.3 Tránh tối đa sản phẩm làm từ đậu nành
Đậu nành có chứa nhiều chất có hoạt tính như Estrogen sẽ có lợi cho phụ nữ chưa sinh. Tuy nhiên, mẹ sau sinh cần tạm tránh xa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành để làm giảm khả năng ức chế tuyến giáp của Estrogen.
5.4 Bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất và hạn chế các chất béo
Chất xơ, vitamin và khoáng chất đều rất cần thiết cho cơ thể, giúp duy trì và khôi phục nhanh cân bằng nội tiết tố sau khi sinh. Vì thế, bạn cần bổ sung ngay các chất dinh dưỡng này để lấy lại hàm lượng nội tiết ban đầu.
5.5 Ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ sâu và đủ tiếng sẽ giúp tinh thần của mẹ sau sinh được ổn định và thoải mái. Ngoài ra, trong quá trình ngủ cơ thể sẽ tiến hành sản sinh ra nội tiết tố, giúp thải độc và thư giãn cơ thể. Vì thế, hãy đi ngủ sớm và chăm sóc chất lượng giấc ngủ.
5.6 Bổ sung lòng đỏ trứng gà
Trong lòng đỏ trứng gà có chứa rất nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu sau sinh như vitamin A, vitamin D và selen,..Các chất này giúp đẩy nhanh quá trình sản sinh Estrogen và khôi phục mất cân bằng nội tiết tố. Phụ nữ sau sinh nên tiêu thụ ít nhất 20 – 30g protein có trong trứng gà vào mỗi khẩu phần ăn hàng ngày.
Venus hiểu rằng việc mang thai và sinh con là một thiên chức thiêng liêng của mỗi phụ nữ. Nhưng trong quá trình đó, họ phải đánh đổi nhiều về sức khỏe, nhan sắc, tâm sinh lý và việc suy giảm nội tiết tố nữ sau khi sinh sẽ là tình trạng không thể tránh khỏi. Vì thế, hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc: Suy giảm nội tiết tố nữ sau khi sinh có gây nguy hiểm không? và đem đến cho chị em phụ nữ đầy đủ kiến thức và hiểu biết về tình trạng này để có thể đẩy nhanh quá trình khôi phục sau sinh sớm nhất.