Trong điều trị rối loạn nội tiết tố các bác sĩ thường dựa trên nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng mất cân bằng nội tiết và các triệu chứng của người bệnh muốn cải thiện. Chính vì vậy, mà các loại thuốc trị rối loạn nội tiết tố nữ phổ biến thường được chia theo mục đích điều trị.
1. Thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt
Một trong những tình trạng thường gặp khi bị rối loạn kinh nguyệt là kinh nguyệt không đều, trễ kinh, rong kinh hay hoàn toàn không có kinh nguyệt. Để điều hòa lại kinh nguyệt và giảm những triệu chứng liên quan, bạn có dùng một số loại thuốc nội tiết tố nữ có kê đơn như: thuốc tránh thai hay những loại thuốc nội tiết khác.
Các loại thuốc tránh thai dạng viên được sử dụng phổ biến như thuốc chứa progesterone, thuốc tránh thai kết hợp với Yasmin hay Marvelon. Những thành phần progestin và estrogen của các loại thuốc kể trên có tác dụng điều chỉnh những triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, thúc đẩy quá trình rụng trứng đều đặn hơn, hỗ trợ cân bằng hormone nữ, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư của bộ phận sinh dục nữ.
Ngoài ra, có một số biện pháp kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố khác cũng có thể điều chỉnh được chu kỳ kinh nguyệt, như:
- Thuốc chích ngừa thai,
- Miếng dán tránh thai,
- Vòng âm đạo,
- Đặt dụng cụ tử cung (IUD) chứa nội tiết Mirena,
- Que cấy tránh thai.
Những loại thuốc tránh thai này ngoài công dụng giúp điều hòa kinh nguyệt còn có thể cải thiện tình trạng mụn trứng cá, giảm bớt lông trên cơ thể và mặt.
2. Thuốc chữa rối loạn nội tiết tố hỗ trợ làm giảm triệu chứng của thời kỳ mãn kinh
Khi bước vào giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh phụ nữ thường gặp phải tình trạng mất cân bằng hormone để lại nhiều triệu chứng khó chịu như đổ mồ hôi ban đêm hay bốc hỏa. Để cải thiện tạm thời tình trạng này, bạn có thể áp dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT).
Những loại thuốc nội tiết tố chính của liệu pháp HRT là progesterone và estrogen, nhưng chỉ nên sử dụng phù hợp với liều lượng thấp và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để mang lại an toàn và hiệu quả.
Một triệu chứng khác mà phụ nữ tiền mãn kinh thường gặp là giảm ham muốn tình dục. Để giải quyết tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như Filbanserin (addyi – dạng viên) và bremelanotinde (vyleesi – dạng tiêm). Một lưu ý là những loại thuốc này có thể sẽ để lại tác dụng phụ như buồn nôn và huyết áp thay đổi, vì vậy chỉ nên sử dụng khi có sự đồng ý của bác sĩ nhé!
3. Thuốc giảm lông, mụn và hạn chế rụng tóc
Tình trạng rối loạn nội tiết tố thường dẫn đến việc dư thừa nội tiết tố androgen gây ra tình trạng nổi mụn trứng cá, rụng tóc và rậm lông. Thong thường, để cải thiện tình trạng này, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc dạng viêm chứa một số chất kháng androgen như flutaminde và cyproterone,… Những loại thuốc này có tác dụng ức chế hormone nam ở nữ giới, từ đó giúp làm giảm mụn trứng cá, rụng tóc hay nhiều lông.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc tránh thai như Dianatte cũng có tác dụng giảm lông và mụn ở phụ nữ. Ngoài ra, còn có Eflornithine ( Vaniqa) là loại thuốc trị rối loạn nội tiết tố nữ giúp cải thiện vấn đề lông mọc nhiều trong một số trường hợp đặc biệt, đây là loại thuốc dạng kem khi sử dụng sẽ thoa trực tiếp lên da có thể làm chậm sự phát triển lông mặt ở nữ giới nhưng không làm rụng bớt lông hay triệt lông.
4. Thuốc trị rối loạn nội tiết tố nữ: thuốc hỗ trợ mang thai
Buồng trứng đa nang (PCOS) cũng là một những nguyên nhân phổ biến của tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ. PCOS gây các vấn đề về sinh sản do rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và gián đoạn quá trình rụng trứng, tăng nguy cơ bị vô sinh hiếm muộn. Một số loại thuốc hỗ trợ mang thai như Clomiphene và Letrozole thường được sử dụng để khắc phục tình trạng này, giúp đẩy nhanh quá trình rụng trứng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể tiêm Gonadotropin để tăng thêm khả năng mang thai.
5. Thuốc trị rối loạn nội tiết tố nữ giúp cân bằng lượng đường trong máu
Bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ. Khi lượng đường glucose trong máu tăng chứng tỏ cơ thể có thể đang kháng insulin, làm sản sinh ra nồng độ androgen bất thường và ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng. Dựa trên nguyên nhân và tình trạng rối loạn đường huyết thì bác sĩ có thể dùng một số loại thuốc như insullin, metfonrmin và gliclazid,…
6. Thuốc trị rối loạn nội tiết hỗ trợ giảm khô âm đạo
Sự mất cân bằng về nội tiết tố nữ có thể gây một số thay đổi về mức độ hormone progesterone và estrogen, làm cho âm đạo bị khô, giảm tiết dịch gây cảm giác đau rát ở chị em khi quan hệ. Để khắc phục tình trạng này, thì các bác sĩ sẽ áp dụng liệu pháp estrogen âm đạo hay một số dạng estrogen âm đạo khác như:
- Thuốc estrogen âm đạo dạng kem ( Estrace hay Premarin).
- Vòng âm đạo chứa estrogen (Eopes hay Femring).
- Viên nén estrogen âm đạo (Vagifem).
7. Thuốc trị rối loạn nội tiết tố: thuốc làm giảm những triệu chứng của suy giáp
Mất cân bằng hormone tuyến giáp thường bắt nguồn từ việc tuyến giáp sản xuất quá ít (suy giáp) hay quá nhiều (cường giáp) hormone tuyến giáp: Triiodothyronin (T3), Thyroxine (T4). Suy giáp thường gây ra một số triệu chứng như ngứa, rụng tóc và khô da. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc chữa suy giáp chứa hormone tuyến giáp tổng hợp levothyroxine: Levoxyl, Unithroid và Synthroid, những thuốc kể trên có khả năng đưa hormone trở lại trạng thái cân bằng.
8. Một số biện pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị rối loạn nội tiết tố nữ
Việc thay đổi những thói quen theo hướng tích cực ngoài việc giúp giảm những triệu chứng của tình trạng cân bằng hormone còn hỗ trợ giảm nguy cơ bị rối loạn nội tiết tố. Bên cạnh 7 nhóm thuốc trị nội tiết tố nữ kể trên thì vẫn có một số phương pháp tự nhiên khác mà bạn vẫn có thể tham khảo:
8.1 Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý
- Bổ sung thêm nhiều thực phẩm bổ dưỡng và duy trì đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Tránh ăn những thực phẩm cay nóng để tránh những cơn bốc hỏa.
- Tránh thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói.
- Hạn chế những thực phẩm có đường và carbs tinh chế.
- Ưu tiên những loại trái cây và rau sạch không có thuốc trừ sâu và hóa chất.
- Hạn chế cho thực phẩm trong hộp nhựa vào lò vi sóng.
- Sử dụng chảo gốm sứ bằng chảo chống dính.
8.2 Tạo thói quen lành mạnh
- Luôn duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.
- Thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn.
- Vệ sinh cá nhân hằng ngày, đặc biệt là những vùng da như mặt, cổ, lưng,…
- Định kỳ thăm khám bác sĩ để theo dõi sức khỏe.
8.3 Giữ tinh thần luôn thoải mái
- Tránh lo âu kéo dài
- Luôn suy nghĩ đến những điều tích cực
- Kiểm soát căng thẳng bằng các bài tập yoga, thiền định.
8.4 Cải thiện môi trường sinh sống
Tránh sinh hoạt ở những môi trường có thời tiết nóng bức, nhiệt độ cao để không gây bốc hỏa,…
8.5 Cân nhắc trước khi sử dụng thuốc hay hóa mỹ phẩm
- Chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ cho phép
- Hạn chế sử dụng các loại chất độc hại như thuốc tẩy.
Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn một số loại thuốc trị rối loạn nội tiết tố nữ phổ biến và an toàn, cùng một số phương pháp tự nhiên có thể hỗ trợ điều trị rối loạn nội tiết tố hiệu quả. Hy vọng bài viết mang đến giá trị cho bạn.