Với những người có chu kỳ kinh nguyệt bình thường thì việc nhận biết mang thai là cực kỳ đơn giản. Riêng với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều để nhận biết có mang thai hay không thì cần đi kèm theo những yếu tố khác. Vậy kinh nguyệt không đều làm sao biết có thai? Tìm hiểu bài viết dưới đây:
1.Tìm hiểu chu kỳ kinh nguyệt không đều
Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt lý tưởng nhất dao động từ 28 đến 32 ngày. Tình trạng kinh nguyệt không đều diễn ra khi chu kinh ngắn hơn 21 ngày còn gọi là mau kinh, chu kỳ kinh kéo dài 35 ngày (mau kinh), hoặc 60 ngày không có kinh (vô kinh thứ phát).
Kinh nguyệt không đều sẽ đi kèm theo một số biểu hiện như sau: máu kinh có màu đen hoặc cục máu đông, lượng máu kinh nhỏ hơn 30ml và lớn 80ml, xuất hiện những cơn đau ở bụng, lưng, tiêu chảy, buồn nôn hay tụt huyết áp,…
Nguyên nhân chủ yếu gây ra kinh nguyệt không đều, bao gồm:
- Nguyên nhân về sinh lý: tuổi tác, rối loạn nội tiết tố, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
- Nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không khoa học.
- Nguyên nhân về bệnh lý: mắc các bệnh về tử cung, buồng trứng hay vòi dẫn trứng,…
Đặc biệt, đối với phụ nữ đang trong thời kỳ sinh sản mà tình trạng kinh nguyệt không đều diễn ra thường xuyên có thể gây vô sinh, hiếm muộn.
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều
Tìm hiểu: >> Chu kỳ kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì và cách điều trị >> Kinh nguyệt không đều làm sao? Cách nhận biết chu kỳ kinh nguyệt
2. Dấu hiệu nhận biết mang thai sớm tại nhà
Với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì dấu hiệu nhận biết sớm nhất là chậm kinh. Còn đối với chị em có kinh nguyệt không đều làm sao biết có thai?, câu trả lời là kết hợp nhiều dấu hiệu khác nhau dưới dây để chẩn đoán.
Dấu hiệu trong thời kỳ mang thai của chị em phụ nữ nên tìm hiểu trước
2.1 Ra máu báo thai
Hiện tượng ra máu trong thời kỳ mang thai rất thường thấy ở nhiều người, nguyên nhân là do trứng được thụ tinh vào tinh trùng và bắt đầu làm tổ trong tử cung. Quá trình phôi thai làm tổ sẽ gây tổn thương ở nội mạc tử cung dẫn đến xuất huyết. Máu sẽ ra theo đường âm đạo trong từ 7 đến 15 ngày sau kỳ kinh.
Một số đặc điểm để phân biệt kinh và máu có thai mà chị em nên biết:
- Thời gian: máu kinh thường ra từ 3 – 7 ngày, máu báo thai chỉ từ 1 – 3 ngày.
- Màu sắc: máu kinh có màu đỏ sẫm, chất nhầy của niêm mạc tử cung và cục máu đông. Trong khi đó máu báo thai sẽ có màu hồng nhạt hoặc nâu.
- Số lượng: máu kinh ra nhiều khoảng 50ml/lần, ra nhiều vào những ngày đầu và ít dần sau đó. Còn máu báo thai chỉ ra với số lượng ít, nhỏ giọt và ra đều mỗi ngày.
Tham khảo thêm: >> Bật mí các cách cân bằng nội tiết tố nữ
2.2 Nhạy cảm với mùi của món ăn
Thay đổi khẩu vị trong ăn uống, có thể yêu thích mùi vị những món trước đây không thích và không còn hứng thú với hương vị của những món đã từng rất yêu thích. Đây là thời điểm chị em sẽ rất nhạy cảm về mùi hay luôn cảm giác trong miệng luôn có mùi vị khác biệt do “sự thay đổi hormone”.
2.3 Ốm nghén, buồn nôn
Ốm nghén có thể xuất hiện khi phụ nữ có thai được 2 tuần, trong thời điểm này sẽ thích hơn những món ăn làm giảm cơn ốm nghén và đặc điểm khó chịu với cà phê, trứng hay những đồ chiên dầu mỡ,…Đi kèm ốm nghén là cảm giác mệt mỏi, buồn nôn và chán ăn. Để cải thiện phần nào tình trạng này thì hoa quả tươi, thực phẩm giàu vitamin và đồ ăn nhẹ chính là cứu tinh.
Sự mất cân bằng Progesterone và estrogen làm giảm sự co bóp của cơ trơn và làm thay đổi quá trình làm rỗng dạ dày, dẫn đến buồn nôn và nôn. Những phụ nữ bị ảnh hưởng nên tránh các bữa ăn lớn và thay vào đó ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và ít chất béo. Ăn nhiều chất đạm hơn chất bột đường và uống nhiều chất lỏng hơn chất rắn cũng có thể giúp giảm buồn nôn hiệu quả.
2.4 Xuất hiện cơn đau ở bụng
Đây là dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn với những ngày hành kinh, nên khi cảm thấy xuất hiện những cơn đau ầm ỉ thì đừng vội kết luận mà nên kết hợp thêm với những triệu chứng khác để có kết quả chính xác hơn.
2.5 Kích thước ngực có sự thay đổi
Sau 1 tuần thụ thai, chị em có thể cảm thấy ngực có sự thay đổi lớn và căng hơn, đi kèm là những cơn đau ngực. Nguyên nhân là do hormone trong thai kỳ tăng lên, làm tăng lượng máu đến vùng ngực.
Giải đáp: >> Hành kinh không đều ở tuổi dậy thì có sao không? >> Phương pháp khắc phục kinh nguyệt không đều ở tuổi 17
2.6 Thay đổi màu sắc của nhũ hoa và “em bé”
Một trong những câu trả lời thuyết phục cho câu hỏi kinh nguyệt không đều làm sao biết có thai chính là sự thay đổi màu sắc rõ rệt của núm vú, quầng vú và âm đạo.
- Quầng vú: tăng kích thuớc và sự thay đổi từ màu sắc nhũ hoa từ màu hồng nhạt thành màu sẫm và đen hơn trông thấy.
- Âm đạo: màu sắc sẽ đậm hơn trước khi có thai.
Nguyên nhân là do lượng hormone thai kỳ tác động làm tăng lượng melanin, lượng melanin càng tăng thì màu da sẽ càng đậm và đen hơn.
2.7 Dịch ở âm đạo sẽ có sự thay đổi
Trong thời kỳ đầu mang thai âm đạo có thể sẽ tiết một ít dịch, có nhiều trường hợp ẩm đạo có thể ẩm uớt trong suốt quá trình mang thai. Dịch âm đạo khi mang thai không có mùi, không màu và không gây hại.
Còn nếu gặp phải tình trạng dịch âm đạo có màu sắc hay kèm mùi và ra nhiều thì nên đi thăm khám bác sĩ ngay, vì đây có thể là triệu chứng của một căn bệnh phụ khoa nào đó.
2.8 Đau lưng và chuột rút
Đau lưng khi mang thai rất dễ gây nhầm lẫn với đau lưng kinh nguyệt, đây là một trong những thay đổi để thích nghi dần với việc mang thai, do cơ bụng bắt đầu nhận nhiều sự thay đổi và nặng nề hơn.
Chuột rút thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, chủ yếu là do tử cung bị kéo dãn, chèn lên các cơ và mạch máu gây nên.
2.9 Thường xuyên đi tiểu đêm
Lượng máy tăng lên do thay đổi hormone trong thai kỳ đi kèm với sự gia tăng chức năng của thận làm chị em đi tiểu đêm nhiều hơn. Đồng thời, vấn đề này sẽ diễn ra ngày càng nhiều hơn theo sự phát triển của thai nhi, tử cung sẽ lớn hơn và chèn vào bàng quang gây ra.
2.10 Luôn cảm thấy mệt mỏi
Thêm một câu trả lời rất rõ ràng cho câu hỏi kinh nguyệt không đều làm sao biết có thai là cơ thể chị em sẽ bắt đầu xuất hiện mệt mỏi và khó chịu, nguyên nhân là do sự gia tăng nhanh chóng của hormone progesterone khiến có thể lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi.
Chị em nên phát hiện sớm để không lầm nhẫn với những cơn mệt mỏi thông thường, tránh sử dụng những đồ uống chứa caffein vì có thể làm gia tăng nguy cơ say thai.
Xem thêm: >> Hướng dẫn cách chữa rối loạn nội tiết ở nữ hiệu quả >> Viên uống điều hòa kinh nguyệt là gì?
3. Một số phương pháp có thể sử dụng để biết có thể thai không?
3.1 Dùng que thử thai
Đây được xem là các sử dụng phổ biến nhất để sớm biết có mang thai hay không. Phương pháp này rất đơn giản, bạn chỉ cần ra hiệu thuốc bất kỳ mua que thử thai và làm theo hướng dẫn. Nếu que chỉ hiện một vạch hồng đầu tiên thì tức là bạn không mang thai. Còn nếu xuất hiện 2 vạch thì chứng tỏ bạn đang mang thai.
Hướng dẫn sử dụng que thử thai tại nhà đúng cách
3.2 Xét nghiệm nồng độ máu Beta HCG
Trong trường hợp muốn biết chính xác hơn thì bạn nên đến bệnh viện để tiến hành xét nghiệm nồng độ máu Beta HCG. Đây là giải pháp cực kỳ tối ưu cho những ai đang gặp vấn đề kinh nguyệt không đều.
3.3 Siêu âm
Là phương pháp chẩn đoán qua hình ảnh nhất định phải có trong quá trình mang thai. Thông thường, siêu âm thai tốt nhất là vào tuần thứ 6 thai kỳ trở đi.
Giải pháp: >> Điều trị kinh nguyệt không đều gây mụn tại nhà trị tận gốc mụn ẩn, mụn bọc do nội tiết >> Khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều tuổi 20 hiệu quả
Trên đây là tổng hợp những câu trả lời cho câu hỏi kinh nguyệt không đều làm sao biết có thai của nhiều chị em. Venus mong rằng những thông tin trên bổ ích và mang lại giá trị cho bạn.