Tình trạng kinh nguyệt không đều rất thường gặp ở nữ giới, nhất là ở những bạn gái đang bước vào tuổi dậy thì. Vậy tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi 18 có thật sự đáng lo ngại? Nên làm gì để cân bằng lại chu kỳ kinh nguyệt.
1. Kinh nguyệt ở tuổi 18
Kinh nguyệt là quá trình sinh lý đánh dấu sự trưởng thành ở nữ giới. Thông thường, trong 1-2 năm đầu thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ không đều đặn, chủ yếu là do hoạt động buồng trứng ở giai đoạn này chưa ổn định và mất cân bằng lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể.
Trên thực tế, thì một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ bắt đầu từ khoảng 11 – 18 tuổi, tùy nhiên có thể sớm hay muộn hơn tùy vào cơ địa mỗi người, vòng kinh trung bình là từ 22 đến 35 ngày, lượng máu kinh ra không quá nhiều cũng không quá ít, trung bình thay băng vệ sinh từ 3 đến 5 lần/ ngày, kinh nguyệt không có mùi khó chịu và màu đỏ đều là những biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
2. Biểu hiện của kinh nguyệt không đều ở tuổi 18
2.1 Vòng kinh nguyệt không đều
Trung bình một vòng kinh nguyệt của phụ nữ sẽ là từ 22 – 35 ngày, vòng kinh nguyệt không đều là vòng kinh lớn hơn 35 ngày và ngắn hơn 22 ngày. Khi vòng kinh quá ngắn hoặc quá dài là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt.
2.2 Vô kinh
- Vô kinh nguyên phát: là tình trạng kinh đến muộn so với thời gian bắt đầu kinh nguyệt trung bình ở tuổi dậy thì ở từ 11 – 18 tuổi.
- Vô kinh thứ phát: là tình trạng kinh nguyệt đang theo chu kỳ nhưng đột nhiên mất kinh từ 3 trở lên, thậm chí là nửa năm.
- Vô kinh giả: là tình trạng vẫn có máu kinh nhưng do cổ tử cung bị dính hoặc màng trinh đóng kín nên máu kinh không thể ra ngoài.
2.3 Băng kinh
Băng kinh là hiện tượng máu kinh ra rất nhiều, hơn 150ml/ ngày. Đồng thời, đi kèm với những triệu chứng như mệt mỏi, choáng váng, nặng hơn là ngất xỉu.
2.4 Rong kinh
Đây là tình trạng kinh nguyệt đúng nhưng thời gian kéo dài hơn 7 ngày và lượng máu mất đi chỉ ở mức 80 ml/ chu kỳ.
2.5 Thiểu kinh
Thiểu là tình trạng kinh nguyệt ra rất ít, đôi khi sẽ không có kinh trong vài tháng hoặc chỉ ra kinh nhỏ giọt và chu kỳ kinh rất ngắn chỉ trong từ 1 – 2 ngày.
Rối loạn nội tiết là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt trong suốt thời gian sinh sản của phụ nữ. Các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến thượng thận và buồng trứng có vai trò trong việc điều hòa nội tiết của chu kỳ kinh nguyệt. Thiểu kinh là rối loạn kinh nguyệt phổ biến nhất trong số các rối loạn nội tiết như nhiễm độc giáp, suy giáp, hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng Cushing và tiểu đường. Các tuyến nội tiết đóng một vai trò thiết yếu với kinh nguyệt của phụ nữ.
2.6 Thống kinh
Thống kinh là khi vào những ngày hành kinh của bạn đi kèm theo những cơ đau bụng dữ dội, đôi khi còn đi kèm với những triệu chứng như đau lưng, đau đầu, sốt nhẹ, thay đổi cảm xúc thất thường, tay chân mất sức và rối loạn tiêu hóa.
2.7 Máu kinh có màu sắc bất thường
Thông thường, máu kinh sẽ có màu đỏ sẫm và máu không bị đông. Do đó, những trường hợp máu kinh chuyển sang màu hồng, lỏng như nước hay màu đen, có nhiều cục máu đông, đều là tình trạng bất thường.
2.8 Triệu chứng tiền kinh nguyệt trầm trọng
Một số triệu chứng thường gặp khi đến ngày hành kinh ở nữ giới là tiêu chảy, mọc mụn trứng cá, thay đổi cảm xúc thất thường hay khó ngủ và một số biến đổi về mặt cơ thể như đầu vú sưng đau, chóng mặt, nhức đầu,…
Nếu những triệu chứng kinh nguyệt không đều ở tuổi 18 và tiền kinh nguyệt ở cấp độ thông thường không gây quá nhiều ảnh hưởng thì không cần quá lo lắng, còn nếu những biểu hiện trên ở mức độ nặng nề và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì đây là tình trạng bất thường cần được điều trị sớm.
Tham khảo thêm: >> Nguyên nhân và giải pháp khắc phục 16 tuổi kinh nguyệt không đều có sao không >> Chia sẻ nhận biết những biểu hiện rối loạn nội tiết tố nữ mà chị em cần lưu ý.
3. Tại sao con gái ở tuổi 18 dễ bị rối loạn kinh nguyệt?
Kinh nguyệt không đều ở tuổi 18 rất phổ biến ở nữ giới vì vậy bạn cũng không cần quá lo lắng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do:
- Nội tiết tố trong giai đoạn này đang thay đổi và buồng trứng cũng hoạt động chưa ổn định.
- Chế độ ăn uống chưa cân bằng dinh dưỡng hay giảm cân.
- Có nhiều áp lực và căng thẳng từ môi trường xung quanh.
4. Nên làm gì để khi bị kinh nguyệt không đều tuổi 18?
Rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi dậy thì cụ thể là 18 tuổi là hiện tượng rất bình thường. Tuy nhiên, vẫn cần được theo dõi để có hướng khắc phục hiệu quả. Một số cách có thể áp dụng để cân bằng lại chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể:
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ lượng nước hằng ngày.
- Không sử dụng các đồ uống có cồn hay chất kích thích như rượu, bia và cà phê.
- Hạn chế ăn đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ.
- Thường xuyên rèn luyện cơ thể với những bài tập nhẹ nhàng và vừa sức, giúp cải thiện tình thần và thể chất.
- Ngủ đúng giờ và đủ giấc.
- Luôn giữ tinh thần luôn thoải mái và tránh gây áp lực quá nhiều cho bản thân.
Điều quan trọng nhất là phải luôn vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ để tránh nguy cơ gây các bệnh phụ khoa:
- Lựa chọn những loại dung dịch vệ sinh nhẹ nhàng và phù hợp với cơ thể.
- Không chà rửa âm đạo quá mạnh hay thụt rửa quá sâu.
- Tránh ngâm mình trong bể nước quá lâu.
- Thường xuyên thay quần lót và giặt phơi sạch sẽ.
- Thay băng vệ sinh từ 4 -5 lần/ ngày để tránh gây viêm nhiễm vùng kín.
Chia sẻ cách cân bằng nội tiết giúp điều hòa kinh nguyệt
Tham khảo thêm: >> kinh nguyệt ra không đều ở tuổi dậy thì có sao không? Biện pháp giúp kinh nguyệt đều ở tuổi dậy thì >> chu kỳ kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 và những lưu ý quan trọng >> nguyên nhân chu kỳ kinh nguyệt không đều và những điều bạn cần biết
Tóm lại, kinh nguyệt không đều ở tuổi 18 không hiếm gặp và cũng sẽ không gây nguy hiểm nếu được chăm sóc chu đáo và khoa học. Những bậc phụ huynh cũng nên quan tâm hơn đến con mình trong giai đoạn đang phát triển này.