Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là một tình trạng sinh lý phổ biến ở các bạn nữ đang trong giai đoạn trưởng thành. Việc trang bị những kiến thức cần thiết về rối loạn kinh nguyệt sẽ hạn chế được những ảnh hưởng đến hoạt động cơ quan sinh lý lâu dài của các bạn nữ. Vậy nguyên nhân là gì? Cách khắc phục như thế nào? Cùng Venus tìm hiểu trong bài viết này nhé! As https://www.fontdload.com/free-bar-poker-in-colorado-springs/ it is quite rare in online gambling, you should enjoy it!
1. Tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là gì?
Thông thường, một kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 4-7 ngày và lặp lại theo chu kỳ là 28-30 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng kinh nguyệt có những biểu hiện bất thường như số ngày kinh dài hoặc ngắn hơn bình thường, khi đến kỳ cơ thể thường xuất hiện những biểu hiện lạ, kinh nguyệt không đều hoặc lượng máu hành kinh ra không đều (hiện tượng thiểu kinh hoặc băng kinh)… chính là những biểu hiện của tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì.
Tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì rất phổ biến và được xem là biểu hiện sinh lý thông thường ở nữ giới trong giai đoạn dậy thì vì hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài trên 1 năm sẽ trở thành nỗi lo của phái nữ vì không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày cũng như tâm sinh lý của các bạn gái tuổi teen.
Xem thêm: >> Giải pháp khắc phục rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ >> Kinh nguyệt không đều bị nổi mụn thì nên làm gì? >> Chia sẻ nhận biết những dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ mà chị em cần lưu ý.
2. Nguyên nhân của kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Bên cạnh những yếu tố sinh lý như khả năng hoạt động của buồng trứng chưa hoàn thiện thì còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì như:
2.1 Tâm lý chưa ổn định
Tuổi dậy thì là một giai đoạn khá nhạy cảm đối với các bạn nữ vì phải tập thích nghi với những thay đổi của cơ thể cũng như rối loạn cảm xúc tuổi teen, áp lực học tập,…
Căng thẳng nhiều có thể gây ra hiện tượng đau bụng kinh và các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác. Vì vậy, khuyến cáo các bạn thanh thiếu niên tuổi dậy thì nên có chế độ nghỉ ngơi thích hợp và biết cách quản lý stress để không ảnh hưởng đến sức khỏe kinh nguyệt.
2.2 Dùng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của buồng trứng vì có khả năng ức chế tiết ra chất ovestin tuyến yên. Nếu lạm dụng và sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
2.3 Bệnh phụ khoa ở tuổi dậy thì
Bệnh phụ khoa hiếm khi xuất hiện ở các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì, tuy nhiên vẫn có khả năng gặp một số bệnh về tử cung, buồng trứng, viêm nhiễm phụ khoa hoặc bệnh xã hội… và dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì, rong kinh kéo dài thậm chí là vô sinh.
2.4 Phá thai
Giai đoạn dậy thì là độ tuổi mà các bạn trẻ rất tò mò, ưa tìm hiểu và có thể dẫn đến những tai nạn ngoài ý muốn như mang thai trong độ tuổi học sinh. Từ đó dẫn đến nạn phá thai và gây những tổn hại đến buồng trứng đang trong độ tuổi phát triển.
2.5 Không có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý
Những thói quen tiêu cực gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy có thể kể đến là bỏ bữa, nhịn ăn để giảm cân, thức khuya, ngủ không đủ giấc, không bổ sung những dưỡng chất cần thiết.
2.6 Rối loạn nội tiết tố ở tuổi dậy thì
Đây là biểu hiện tâm sinh lý bình thường ở các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì vì hoạt động của nội tiết tố nữ progesterone và estrogen chưa được ổn định.
Nguyên nhân và dấu hiệu kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Tìm hiểu: >>Thắc mắc kinh nguyệt không đều phải làm sao thì nên làm gì? >> kinh nguyệt không đều ở tuổi 16 có sao không và nên làm gì? >> chu kỳ kinh nguyệt không đều ở tuổi 18 có nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến mang thai sau này không?
3. Nên làm gì khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Tư vấn của chuyên gia về tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
3.1 Giữ vệ sinh vùng kín
Đây là một thói quen rất có ích mà bất kỳ bạn nữ nào đang trong độ tuổi dậy thì cũng nên được trang bị. Thường xuyên thay băng khi đang trong kỳ kinh nguyệt, thường xuyên đổi quần chip để tránh nguy cơ viêm nhiễm vùng kín. Những thói quen này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản cho bản thân bạn.
3.2 Xây dựng chế độ ăn phù hợp
Nên bổ sung nhiều dưỡng chất, rau củ, vitamin, các loại hoa quả và hạn chế những loại thực phẩm cay nóng, chiên rán hoặc đồ ngọt, không nên sử dụng các loại thức uống có cồn và chất kích thích trong độ tuổi dậy thì. Hãy duy trì một thói quen ăn uống lành mạnh sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân và hạn chế tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì hiệu quả.
Tập thể dục ít và uống nhiều rượu có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ kinh nguyệt không đều. Chỉ số BMI cao, hút thuốc, uống caffein và rượu có liên quan đến việc tăng tỷ lệ chu kỳ kinh nguyệt ngắn và chảy máu kinh nhiều.
3.3 Cân bằng thời gian học tập và nghỉ ngơi
Những căng thẳng, áp lực vì học tập là vấn đề thường gặp của những bạn nữ trong độ tuổi dậy thì và có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị đảo lộn. Do đó, bạn nên tạo cho bản thân một tinh thần thoải mái và tận hưởng khoảng thời gian nghỉ ngơi bằng những hoạt động giải trí lành mạnh.
3.4 Ngủ đủ giấc
Nên đi ngủ trước 11 giờ, ngủ ngon và đủ giấc sẽ giúp bạn có một trạng thái tươi tỉnh và đảm bảo cơ chế sinh học của cơ thể được hoạt động ổn định.
3.5 Rèn luyện thể dục thể thao
Tập thể dục thể thao, thường xuyên vận động cơ thể sẽ mang lại những lợi ích tích cực cho cơ thể của bạn như tăng cường lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng và sức khỏe hệ miễn dịch, đặc biệt là ổn định nội tiết tố và hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.
3.6 Sử dụng thực phẩm chức năng điều hòa kinh nguyệt
Bên cạnh những liệu pháp trên thì sử dụng thực phẩm chức năng giúp điều hoà kinh nguyệt cũng là một giải pháp được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Các loại thực phẩm chức năng chứa nhiều tinh chất tự nhiên có lợi cho cơ quan sinh sản ở phụ nữ sẽ giúp hạn chế được tình trạng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều hoà kinh nguyệt được người tiêu dùng đánh giá cao như Ngọc Mỹ Nữ Plus- thực phẩm chức năng chứa tinh chất hạt nho của thương hiệu Venus, viên uống Hoa Thiên…
Sản phẩm Ngọc Mỹ Nữ Plus tăng cường nội tiết tố điều hòa kinh nguyệt
3.7 Đến gặp bác sĩ chuyên khoa
Một số phụ huynh thường chủ quan khi con em mình bị kinh nguyệt không đều trong tuổi dậy thì vì nghĩ đây là biểu hiện bình thường. Tuy nhiên, vấn đề này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến hệ sinh sản nếu rối loạn kinh nguyệt xuất hiện kèm các triệu chứng:
- Vùng âm đạo ngứa, đỏ, sưng tấy, máu kinh có màu sắc và mùi khác thường, khí hư có mùi hôi…
- Xuất hiện những biểu hiện nặng trong kỳ kinh như: cơ thể mệt mỏi, suy nhược, máu kinh ra nhiều bất thường, bụng đau dữ dội, kỳ kinh kéo dài trên 1 tuần, ngất xỉu…
- Chậm kinh nguyệt 3 tháng trở lên.
Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi thấy sự những triệu chứng bất thường trên để được thăm khám cụ thể và tránh được những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cuộc sống của những bạn nữ tuổi teen.
4. Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì được xem là biểu hiện sinh lý thông thường vì đây là giai đoạn cơ thể của các bạn nữ diễn ra nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tâm sinh lý. Giai đoạn này, các cơ quan sinh lý nữ đang dần hoàn thiện và nồng độ nội tiết tố cũng chưa được ổn định dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là 2 năm đầu kể từ khi có kinh.
Khi đó, chu kỳ của các bạn nữ sẽ không xuất hiện theo thời gian dự tính, có thể là trễ hơn 7-10 ngày, không có kinh 1-2 tháng hoặc có tháng xuất hiện kinh 2-3 lần. Không chỉ chu kỳ kinh mà lượng máu và thời gian có kinh cũng bị ảnh hưởng nhiều. Một số người chỉ có trong 2-3 ngày, nhưng có một số trường hợp máu kinh lại ra nhiều trong vòng 5-7 ngày.
Mặc dù kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là một biểu hiện thường thấy ở các bạn nữ trong độ tuổi trưởng thành, tuy nhiên phụ huynh vẫn không nên chủ quan và nên theo dõi tình trạng sức khỏe con em thường xuyên hơn.
Tham khảo thêm: >> 20 tuổi kinh nguyệt không đều thì nên làm gì?
Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì sẽ không nguy hiểm nếu bạn áp dụng tốt những biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp và tránh xa các tác nhân gây hại cho cơ thể. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn giải đáp được những vấn đề sinh lý mà bản thân đang gặp phải và có thể chăm sóc cơ thể mình thật tốt nhé!