1. L-Cystine là loại chất gì?
Khái niệm L-Cystine: L-Cystine là một axit amin được tinh chế từ nhung hươu, có tác dụng triệt tiêu gốc tự do và tăng cường chuyển hóa trên da. L-Cystine có thể tổng hợp Glutathione ở thận, gan, phổi và xương, ngăn ngừa lão hóa da.
Tên thông dụng: L-Cystine
Tên khoa học: L-Cystine
2. Tác dụng điều trị
L-Cystine được dùng để điều trị:
- Sạm da do mỹ phẩm;
- Sạm da do sử dụng thuốc, trong độ tuổi tiền mãn kinh, cháy nắng;
- Viêm da dị ứng, mề đay, eczema, mụn trứng cá, phát ban, tăng tiết bã nhờn;
- Rụng tóc, rối loạn dinh dưỡng móng;
- Viêm giác mạc đốm, tổn thương mô giác mạc.
Cơ chế tác động
L-cystine tham gia vào quá trình tổng hợp chất sừng của tóc và móng. Thúc đẩy sự tăng sinh của các tế bào mầm ở các vùng tạo chất sừng. L-cystine ảnh hưởng đến sự phát triển của móng, tóc và lông.
3. Liều dùng
Trẻ em: Chưa có nghiên cứu về liều dùng L-Cystine cho trẻ em.
Người lớn: Liều dùng thông thường là 1 – 1.5 gam mỗi ngày.
Tất cả thông tin về liều dùng trên đây không mang tính chất thay thế cho các lời khuyên từ nhân viên y tế. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng sản phẩm.
Cách dùng: Uống thuốc L-Cystine 500mg liên tục trong 30 ngày. Nếu thấy hiệu quả, hãy uống thêm từ 1–2 tháng. Đồng thời, nên giảm xuống hai ngày uống 1 lần. Đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì thuốc trước khi sử dụng. Đặc biệt, bạn không sử dụng L-Cystine theo liều lượng và thời gian khác so với hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.
Tham khảo thêm: >> Bí quyết ăn gì để tăng nội tiết tố nữ estrogen mà chị em cần biết.
4. Tác dụng phụ
L-Cystine có thể gây nên các tác dụng phụ không mong muốn như nôn, buồn nôn, tiêu chảy… Ngoài ra, tình trạng nổi mụn sẽ xuất hiện ở một số người trong giai đoạn đầu khi sử dụng thuốc.
Lưu ý: Đây không phải đầy đủ tác dụng phụ của thuốc, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
5. Thận trọng
Những lưu ý trước khi sử dụng thuốc
- Người bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
- Người suy thận nặng, não gan;
- Bệnh nhân Cystine niệu;
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Lưu ý khi sử dụng thuốc cho những trường hợp đặc biệt
Không dùng chế phẩm từ L-Cystine cho trẻ em dưới 6 tuổi và bệnh nhân mắc chứng Cystine.
6. Tương tác thuốc
6.1 Thuốc L-Cystine có thể tương tác với các loại thuốc nào?
L-Cystine có thể làm thay đổi khả năng tương tác của một số loại thuốc đang sử dụng hoặc tăng ảnh hưởng từ tác dụng phụ. Nên cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem các loại thuốc mà bạn đang sử dụng để đảm bảo an toàn. Không tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà khi không có chỉ định của bác sĩ.
6.2 Thuốc L-Cystine có thể tương tác với thực phẩm đồ uống hay thực phẩm gì?
L-Cystine có thể tương tác với một số loại thức ăn và đồ uống có cồn. Vì vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các thực phẩm trong thời gian dùng L-Cystine.
7. Bảo quản thuốc
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng (dưới 30℃), tránh nơi ẩm ướt và ánh sáng trực tiếp. Để thuốc ngoài tầm tay trẻ em và thú cưng.
8. Dạng bào chế
L-Cystine được sản xuất ở dạng viên nang.