Mãn kinh muộn là một hiện tượng bình thường, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc vóc của người phụ nữ. Để làm chậm quá trình mãn kinh, mời chị em cần chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập,… được đề cập cụ thể trong bài viết sau đây.
1. Mãn kinh muộn là gì?
Mãn kinh là hiện tượng cơ thể phụ nữ không có kinh nguyệt liên tục trong 12 tháng trở lên mà không do bệnh hay nguyên nhân sinh lý nào khác. Thông thường, phụ nữ 45 – 55 tuổi bước vào thời kỳ mãn kinh. Nhiều trường hợp phụ nữ mãn kinh sau tuổi 55 gọi là mãn kinh muộn.
Mãn kinh muộn vẫn là mãn kinh chứ không phải bệnh lý. Sự khác biệt nằm ở chỗ độ tuổi mãn kinh kéo dài hơn so với thông thường. Khi gặp phải tình trạng này, phụ nữ không cần phải lo lắng. Bởi trên thực tế, hiện tượng này giúp làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện đời sống tình dục và giảm bớt các triệu chứng khó chịu giai đoạn mãn kinh.
2. Những nguyên nhân chủ yếu của mãn kinh muộn
Hiện nay, nguyên nhân thực sự của hiện tượng mãn kinh muộn vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, việc tiết kiệm khi sử dụng quỹ trứng của buồng trứng và sự tự tiêu các trứng ít hơn có thể dẫn đến mãn kinh chậm.
Bên cạnh đó, khi buồng trứng có những hoạt động bất thường như khối u tiết ra hormon cũng có thể gây mãn kinh muộn. Ngoài ra, hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể, cơ địa, môi trường sống,… cũng là những yếu tố có liên quan.
Tìm hiểu thêm: >> Việc chu kỳ kinh nguyệt không đều có sao không?
3. Mãn kinh muộn có tốt không?
Mãn kinh muộn đã được chứng minh có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc tim mạch, đột quỵ, ít bị loãng xương và khung xương vững chắc hơn. Ngoài ra, thời kỳ mãn kinh đến trễ còn mang lại những điều tuyệt vời khác như:
Kéo dài thời gian sinh sản: Khả năng sinh sản của phụ nữ sẽ mất đi khi mãn kinh do buồng trứng không còn hoạt động. Do đó, nếu chậm mãn kinh, chị em có thể kéo dài thời gian sinh sản, rất tốt cho người hiếm muộn, kết hôn muộn hoặc mong muốn có con muộn.
Cải thiện đời sống tình dục: Buồng trứng còn hoạt động nghĩa là lượng estrogen trong cơ thể còn dồi dào, giúp chị em duy trì ham muốn tình dục. Trong khi quan hệ, cơ chế tiết chất nhờn diễn ra thuận lợi, tạo sự ẩm ướt cho vùng kín, giúp hạn chế khô rát “cô bé”.
Ngăn ngừa nguy cơ tim mạch và máu: Mãn kinh gây suy giảm estrogen làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và màu. Vì thế, khi quá trình mãn kinh diễn ra chậm sẽ giúp phụ nữ phòng tránh các bệnh lý này, giảm nguy cơ đột quỵ gây tử vong.
Tăng tuổi thọ: Nồng độ estrogen ổn định trong cơ thể giúp tăng sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh xương khớp, tim mạch và làm gia tăng tuổi thọ.
Kéo dài tuổi xuân: Mãn kinh đánh dấu giai đoạn chuyển hóa từ trung niên sang tuổi già, thể hiện sự lão hóa ở người phụ nữ. Vì thế, mãn kinh muộn đồng nghĩa với việc kéo dài tuổi xuân cho chị em, giúp phụ nữ sẽ trẻ lâu. Khi nội tiết tố nữ estrogen trong cơ thể được duy trì ổn định sẽ giúp hạn chế các nếp nhăn, nám da và sự săn chắc của vóc dáng.
Ngừa bệnh béo phì: Giai đoạn tiền mãn kinh sang mãn kinh khiến phụ nữ đối diện với tình trạng tăng cân mất kiểm soát hoặc béo phì. Do đó, khi quá trình này được trì hoãn, kết hợp chế độ luyện tập, ăn uống điều độ sẽ giúp phụ nữ có vóc dáng cân đối, cơ thể khỏe mạnh và giữ cân nặng ở mức phù hợp.
Tốt cho xương khớp: Hệ xương phụ nữ trở nên giòn yếu vào giai đoạn mãn kinh, làm tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương và xảy ra các cơn đau nhức. Vì thế, nếu mãn kinh diễn ra muộn, kết hợp chế độ luyện tập phù hợp sẽ giúp xương khớp trở nên dẻo dai, chắc khỏe hơn.
4. Làm thế nào để mãn kinh muộn
Mãn kinh vốn là quá trình diễn ra hoàn toàn tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên vì những lợi ích mà mãn kinh muộn mang lại, bạn có thể áp dụng một số nguyên tắc sau đây để làm chậm quá trình mãn kinh:
4.1 Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng chứa nhiều phytoestrogen cải thiện triệu chứng bốc hỏa, khô âm đạo giai đoạn tiền mãn kinh. Chị em nên ưu tiên ăn đậu nành, lúa mạch, hạt lanh, óc chó, hạt dẻ cười, súp lơ xanh, tỏi, rau quả màu xanh đậm, khoai lang, cá hồi, sữa chua, các loại quả mọng,…
Chị em cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất, cung cấp khoảng 1.000 mg canxi mỗi ngày sau độ tuổi 50 và 1.200 mg canxi trong độ tuổi 51 – 70. Chế độ ăn uống đủ dưỡng chất và lành mạnh giúp kéo dài thời kỳ mãn kinh và hạn chế nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, loãng xương, tim mạch,…
4.2 Tập luyện thể dục đều đặn
Các bài tập phù hợp giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, tăng nồng độ estrogen và kéo dài thời kỳ mãn kinh muộn. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ sau 50 tuổi nên tập aerobic, yoga, nâng tạ nhẹ, thái cực quyền,…để hạn chế các cơn bốc hỏa, kiểm soát cân nặng, điều chỉnh tâm trạng và ngừa loãng xương hiệu quả.
Các bài tập yoga giúp làm chậm quá trình mãn kinh hiệu quả
4.3 Cải thiện giấc ngủ
Thói quen sinh hoạt và nồng độ estrogen có thể gây khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giai đoạn tiền mãn kinh. Vì thế, nếu muốn mãn kinh muộn, chị em nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày bằng cách tập thể dục vào ban ngày, ngủ theo lịch trình đều đặn, tránh các thực phẩm gây mất ngủ và thư giãn trước khi đi ngủ.
4.4 Bổ sung thực phẩm chống oxy hóa
Những loại thực phẩm như dâu tây, mâm xôi, việt quất, kỷ tử, bông cải xanh, dầu oliu, đậu đen, cà rốt, chocolate, atiso, ớt chuông,… có khả năng ngừa lão hóa sớm, kéo dài thời kỳ mãn kinh hiệu quả
4.5 Uống nhiều nước
Suy giảm estrogen có thể gây khô hạn, viêm âm đạo. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được cải thiện khi cơ thể được bổ sung đủ nước mỗi ngày. Đặc biệt còn hạn chế viêm nhiễm phụ khoa, tăng tiết nhờn, giúp kéo dài quá trình mãn kinh muộn đồng thời kiểm soát cân nặng và hạn chế đầy hơi, bốc hỏa.
4.6 Tránh xa chất kích thích
Rượu, bia, chất kích thích, thuốc lá,… đều làm tăng nguy cơ mãn kinh sớm. Cụ thể:
- Rượu bia ảnh hưởng đến nồng độ estrogen, giảm lượng nội tiết tố nữ, gây rối loạn kinh nguyệt, mãn kinh sớm.
- Hút thuốc lá ngăn lưu thông máu xuống buồng trứng, tử cung gây rối loạn kinh nguyệt
Vì thế, phụ nữ muốn duy trì sức khỏe và làm chậm quá trình mãn kinh nên tránh xa các chất kích thích
4.7 Bổ sung canxi và vitamin D
Khi hàm lượng estrogen trong cơ thể suy giảm sẽ ảnh hưởng đến mật độ và chất lượng xương trong cơ thể. Từ đó làm tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương vào độ tuổi mãn kinh.
Vì thế, phụ nữ cần tập trung bổ sung canxi và vitamin D để tăng cường mật độ xương, duy trì estrogen ở mức ổn định giúp kéo dài quá trình mãn kinh muộn.
Bạn có thể ăn hạnh nhân, đậu nành, rau lá xanh đậm, cá mòi, các loại hạt,… để bổ sung canxi. Trong khi đó hoạt động tắm nắng giúp tăng cường vitamin D cho cơ thể.
4.8 Tăng cường hoạt động não bộ
Để trì hoãn quá trình mãn kinh, các chuyên gia khuyên phụ nữ nên tránh suy nghĩ quá nhiều, căng thẳng kéo dài,… Hãy tập trung vào các hoạt động đọc sách, giải ô chữ, câu đố, học ngôn ngữ để cải thiện sức khỏe trí não.
4.9 Bổ sung thực phẩm chức năng
Những loại thực phẩm chức năng chiết xuất từ đậu nành, sữa ong chúa, hạt vừng đen,… giúp bổ sung estrogen cho cơ thể cũng giúp làm chậm quá trình mãn kinh. Tuy nhiên khi sử dụng thực phẩm chức năng, bạn nên tham khảo ý kiến các chuyên gia.
Thực phẩm chức năng có hình thức tương tự như thực phẩm thông thường; trước đây được tiêu thụ như một phần của chế độ ăn uống bình thường. Tuy nhiên, trái ngược với các loại thực phẩm thông thường, thực phẩm chức năng đã chứng minh được lợi ích sinh lý và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính ngoài các chức năng dinh dưỡng cơ bản, bao gồm duy trì sức khỏe đường ruột.
4.10 Hạn chế dùng mỹ phẩm
Trong mỹ phẩm có thể chứa các hoạt chất phá hủy hormone gây mất cân bằng nội tiết, dẫn đến tình trạng mãn kinh sớm. Vì thế, việc hạn chế dùng mỹ phẩm có thể giúp chị em trì hoãn quá trình mãn kinh.
Mãn kinh muộn mang lại nhiều lợi ích tốt đẹp cho sức khỏe phụ nữ. Vì thế, để làm chậm quá trình mãn kinh, chị em hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tập luyện, cải thiện đời sống tinh thần, xây dựng một cuộc sống tuổi trung niên thật lành mạnh, khoa học và hạnh phúc.