Mất kinh nguyệt hoàn toàn trong bao lâu thì được coi là mãn kinh? Đây là vấn đề mà phụ nữ tuổi trung niên rất quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến sức khỏe, sắc vóc của chị em. Bài viết sau sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về giai đoạn mãn kinh cũng như các dấu hiệu nhận biết rõ rệt nhất.
1. Quá trình mãn kinh ở phụ nữ có những giai đoạn nào?
Quá trình mãn kinh của mọi người phụ nữ đều lần lượt trải qua 3 giai đoạn là tiền mãn kinh, mãn kinh và hậu mãn kinh. Mỗi giai đoạn, cơ thể chị em sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là hoạt động của buồng trứng.
Tiền mãn kinh: Đây là giai đoạn mà phụ nữ thường xuyên bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng suy giảm chức năng khiến hàm lượng estrogen trong cơ thể tiết ra ngày càng giảm đi, dẫn đến tắt kinh.
Mãn kinh: Giai đoạn này xuất hiện khi phụ nữ bước vào độ tuổi 45 – 55, trung bình là độ tuổi 51. Tuy nhiên có người mãn kinh sớm từ 35 – 40 tuổi và có người mãn kinh muộn vào độ tuổi 60. Thời kỳ mãn kinh là lúc cơ thể tắt kinh hẳn, buồng trứng trở nên teo nhỏ, xơ hóa và không còn chức năng nội tiết.
Hậu mãn kinh: Đây là mọt giai đoạn nhạy cảm khi mà phụ nữ dễ mắc nhiều bệnh tật khác nhau. Thời điểm này, buồng trứng bị xơ hoá, hàm lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể suy giảm nhiều.
2. Mất kinh nguyệt hoàn toàn trong bao lâu thì được coi là mãn kinh
Mất kinh nguyệt hoàn toàn trong bao lâu thì được coi là mãn kinh? Trước khi mãn kinh, phụ nữ sẽ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài 3 – 5 năm, hàm lượng estrogen trong cơ thể suy giảm dần.
Theo nhiều nghiên cứu, quá trình mãn kinh chính thức diễn ra khi phụ nữ mất kinh nguyệt liên tục trong vòng 12 tháng mà không do bệnh lý hay nguyên nhân nào rõ rệt. Tuy nhiên trong thời gian này, phụ nữ vẫn có khả năng mang thai.
Vì thế, khi cơ thể chỉ mới vừa mất kinh vài tháng, chị em hãy khoan vội xác định mình đã mãn kinh. Trong giai đoạn này, bạn cũng cần ngừa thai cẩn thận trong 12 tháng sau đó, tránh mang thai ngoài ý muốn.
Tìm hiểu thêm: >> Bị chu kỳ kinh nguyệt không đều phải làm sao? >> Các dấu hiệu mãn kinh sớm >> Mách bạn dấu hiệu của mãn kinh sớm >> Các nguyên nhân gây mãn kinh sớm mà bạn cần tránh
3. Dấu hiệu báo hiệu bạn sắp mãn kinh
3.1 Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu dễ nhận biết vào thời kỳ mãn kinh. Chu kỳ kinh của phụ nữ có thể dài hơn, ngắn lại hoặc rong kinh. Mất kinh nguyệt hoàn toàn trong bao lâu thì được coi là mãn kinh? Với sự bất ổn định của chu kỳ kinh nguyệt là yếu tố khởi đầu thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, nếu bị rong huyết trong giai đoạn này, bạn cần đi khám để loại trừ nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
3.2 Da, mắt, miệng bị khô
Việc suy giảm nồng độ estrogen trong cơ thể là nguyên nhân khiến làn da phụ nữ khô ráp, mỏng dần và dễ bị chảy xệ, kích ứng hơn.
3.3 Suy giảm khả năng sinh sản
Đây là thời điểm mà phụ nữ khó có thai hơn và nếu có thai sẽ gặp hiện tượng bất thường. Tuy nhiên, chị em vẫn có thể dính bầu trong 1 năm sau khi cơ thể hoàn toàn không có kinh.
Ở độ tuổi mãn kinh, các nang noãn có sự biến đổi về yếu tố di truyền nên nếu sinh con vào độ tuổi này, em bé có nguy cơ rối loạn di truyền, dễ mắc hội chứng Down. Đó là lý do mà các bác sĩ không khuyến khích mang thai khi chị em đã lớn tuổi. Tốt nhất, bạn vẫn nên tránh thai cẩn thận.
Những dấu hiệu rối loại kinh nguyệt trong độ tuổi 40
3.4 Rối loạn vận mạch
Thắc mắc mất kinh nguyệt hoàn toàn trong bao lâu thì được coi là mãn kinh? . Trước và trong quá trình mãn kinh, phụ nữ có thể đối diện với các dấu hiệu rối loạn nhịp tim, vã mồ hôi từng cơn hay các cơn bốc hỏa khó chịu.
3.5 Bệnh tim mạch
Hormone nữ có vai trò quan trọng trong việc duy trì độ mềm mại, đàn hồi của thành mạch, cũng như loại bỏ các chất mỡ có hại trong máu. Phụ nữ thường ít mắc bệnh tim mạch trước mãn kinh nhờ buồng trứng còn hoạt động tốt.
Tuy nhiên, khi hoạt động của buồng trứng suy giảm, nội tiết tố estrogen thiếu hụt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Đó là lý do mà phụ nữ lớn tuổi đối diện với nhiều nguy cơ tim mạch hơn.
Sự khác biệt về giới tính tồn tại trong điện sinh lý cơ bản của tim có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển chứng loạn nhịp tim và đột tử do tim. Nhiều khả năng những khác biệt này được điều chỉnh bởi hormone sinh dục và hormone sinh dục cũng ảnh hưởng đến sự biểu hiện của những rối loạn nhịp tim này và đáp ứng với các loại thuốc và liệu pháp chống loạn nhịp. Trên thực tế, phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng QT dài do thuốc chống loạn nhịp cao hơn nam giới. Do đó, việc hiểu rõ tác dụng của hormone trong việc điều hòa nguy cơ loạn nhịp và đáp ứng với điều trị là rất quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp với từng cá nhân bệnh nhân.
Tìm hiểu thêm: >> Các tác hại khi mãn kinh sớm >> Lưu ý khi quan hệ tình dục ở tuổi mãn kinh >> Bật mí cách trị mãn kinh sớm >> Tổng hợp dấu hiệu mãn kinh ở phụ nữ
3.6 Loãng xương
Chính sự thiếu hụt hormone là nguyên nhân khiến xương khớp trở nên mỏng, giòn và xốp, dễ gãy. Hậu quả của loãng xương là gây tàn phế, phải nằm viện hoặc nguy hiểm hơn là gây tử vong.
3.7 Các loại ung thư sinh dục nữ
Thắc mắc khi mất kinh nguyệt hoàn toàn trong bao lâu thì được coi là mãn kinh . Vào giai đoạn mãn kinh này, chị em dễ mắc phải các bệnh lý như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, buồng trứng,… Tốt nhất, chị em nên khám phụ khoa và vú thường xuyên vào độ tuổi này để sàng lọc các bệnh lý ung thư (nếu có) ở giai đoạn sớm.
3.8 Suy giảm trí nhớ, tập trung kém
Khi nồng độ estrogen trong cơ thể suy giảm có thể ảnh hưởng đến việc ghi nhớ thông tin và chức năng ngôn ngữ ở phụ nữ. Bên cạnh đó, chứng mất ngủ giai đoạn tiền mãn kinh còn khiến chị em trở nên mệt mỏi, gây giảm khả năng tập trung và ghi nhớ.
Tìm hiểu thêm: >> Cách nhận biết nguyên nhân gây mãn kinh sớm >> Tìm hiểu những hậu quả khi mãn kinh sớm >> Khi phụ nữ tiền mãn kinh có quan hệ được không? >> Khi bị mất kinh nguyệt trong bao lâu được coi là gian đoạn mãn kinh?
4. Phòng ngừa rối loạn sau mãn kinh như thế nào?
Cơ thể phụ nữ đối diện với nhiều bệnh lý mạn tính sau giai đoạn mãn kinh. Để phòng ngừa những rối loạn có thể xảy ra sau mãn kinh, chị em có thể áp dụng nhiều nguyên tắc sau:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp nghỉ ngơi và sinh hoạt lành mạnh vào giai đoạn tiền mãn kinh. Việc bổ sung nhiều thực phẩm từ đậu nành, rau quả, cỏ linh lăng và thức ăn giàu Omega 3-6, Canxi, Vitamin D,… là cần thiết.
- Luyện tập các bài thể dục thể thao phù hợp giúp tăng cường sức khỏe xương khớp và sự dẻo dai của cơ thể
- Có thể sử dụng gel bôi trơn để giảm đau cho âm đạo khi quan hệ tình dục
- Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để sàng loạt, tầm soát và xử lý sớm các bệnh lý phụ khoa
- Bổ sung thực phẩm chức năng có Canxi, Vitamin D và Vitamin E hàng ngày
Mãn kinh là một hiện tượng bình thường của cơ thể mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải trải qua trọng đời. Bên cạnh vấn đề mất kinh nguyệt hoàn toàn trong bao lâu thì được coi là mãn kinh, chị em cũng cần quan tâm đến các dấu hiệu mãn kinh cũng như xây dựng một lối sống lành mạnh khi bước vào giai đoạn đặc biệt này.