Viêm xoang sàng trước, sau là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm xoang sàng và những triệu chứng thường gặp
Cỡ chữ

Viêm xoang sàng là một bệnh lý về viêm xoang khá phổ biến trong cộng đồng. Biết thêm nhiều thông tin cần thiết có thể giúp chúng ta tránh được sự “ghé thăm” bệnh viêm xoang sàng. Vậy những thông tin đó là gì? Hãy cùng Venus Global tìm hiểu về viêm xoang sàng và các cách điều trị không gây biến chứng.

Viêm xoang sàng là căn bệnh phổ biến
Nhận biết viêm xoang sàng và cách điều trị

1. Viêm xoang sàng là bệnh gì?

Viêm xoang sàng là tình trạng lớp niêm mạc phủ lên các xoang bị các vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, hình thành dịch mủ gây ứ đọng, bít tắc và tạo áp lực lên các xoang sàng (các xoang nằm ở giữa hai mắt, nằm dưới trán và phía trên hốc mũi).

Vị trí của bệnh viêm xoang sàng
Viêm xoang sàng là tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm hai bên hốc mắt nằm giữa trán

Viêm xoang sàng thường được chia làm 3 dạng chính: viêm xoang sàng trước, viêm xoang sàng sau và viêm xoang sàng 2 bên.

  • Viêm xoang sàng trước: Tác hại gây ra do dịch tiết hô hấp ứ đọng trong mũi và khó xì ra. Từ đó gây tắc nghẽn, đau nhức và thậm chí là điếc mũi.  Những dấu hiệu bệnh này thường xuất hiện triệu chứng đau, viêm ở vùng quanh sống mũi và hai hốc mắt.
  • Viêm xoang sàng sau: Người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng sau gáy, cơn đau kéo dài tới vai. Mắt của người bệnh hơi viêm sưng, đỏ, chảy ghèn. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng là mù loà.
  • Viêm xoang sàng 2 bên: Tình trạng cả xoang sàng trước và sau đều xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, khiến cổ họng có đờm, tắc nghẽn các khu vực xoang, khiến người bệnh sổ mũi, ngạt mũi…

Viêm xoang cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh, nếu không được chữa trị tích cực hoặc lơ là sức khoẻ có thể dẫn đến viêm xoang sàng mãn tính. Viêm xoang được chia ra nhiều loại tuỳ thuộc vào vị trí của xoang bị viêm nhưng viêm xoang sàng là bệnh có thời gian điều trị lâu nhất trong các loại.

2. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm xoang sàng

Những tác nhân phổ biến gây viêm xoang sàng
Một số tác nhân phổ biến gây viêm xoang sàng

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm xoang sàng như:

  • Cấu trúc mũi bị thay đổi: Cấu trúc hoặc đường sống mũi bị vẹo là do có nhiều vách ngăn hẹp hoặc hốc xoang. Sự thay đổi này đã khiến dịch nhầy trong mũi dễ tích tụ lại và sẽ là nơi lý tưởng cho các loại nấm men, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn.
  • Do thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi gây ra sự tắc nghẽn của mũi, khó thở hơn. Hơn nữa, khi thời tiết đột ngột thay đổi còn có thể làm cho hệ thống miễn dịch bị rối loạn dẫn tới các tác nhân nguy hiểm cho bệnh viêm mũi xoang sàng.
  • Môi trường sống bị ô nhiễm: Những vấn đề như bụi mịn, khí thải từ nhà máy, ô tô, xe máy… luôn là nguy cơ gây nguy hiểm tới hệ thống hô hấp và sẽ làm bệnh viêm xoang sàng trở nặng hơn.
  • Sức đề kháng giảm sút: Viêm hô hấp do sức đề kháng yếu là những trường hợp thường gặp nhất ở trẻ em, người già, người có nhiều bệnh nền hoặc mắc các bệnh mãn tính…
  • Tiền sử có các bệnh về đường hô hấp: Những ai từng bị mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm mũi dị ứng hoặc các về bệnh hô hấp nhưng chưa chữa triệt để đều có nguy cơ mắc bệnh viêm xoang sàng.

Viêm xoang sàng là một dạng bệnh về viêm nhiễm nên nguyên nhân chủ yếu chính là virus, vi khuẩn xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Những người có hệ miễn dịch yếu kém, hoặc bị dị ứng với các tác nhân dễ gây viêm mũi luôn là mục tiêu tấn công của bệnh viêm xoang sàng.

3. Triệu chứng của bệnh viêm xoang sàng

Triệu chứng của viêm xoang sàng
Dấu hiệu bệnh viêm xoang sàng thường gặp

Triệu chứng viêm xoang sàng trước và sau gồm những biểu hiện sau:

  • Đau đầu: đau nhức hai bên thái dương, ở đỉnh đầu, giữa hai khóe mắt gần trán, trên sóng mũi và sau gáy. Các cơn đau sẽ bắt đầu xuất hiện vào buổi sáng và càng trở nên dữ dội hơn khi về trưa, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa.
  • Đau nhức vùng mắt gây suy giảm thị lực: mắt có thể bị nhoè mờ từng lúc do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu, nặng có thể mất thị lực và có thể phải phẫu thuật để cải thiện tình trạng.
  • Ù tai, choáng váng, cảm giác nặng trong tai.
  • Cảm giác vướng víu bởi dịch đờm trong cổ họng gây ho, khó thở, khò khè khi ngủ.
  • Hôi miệng: khi dịch mủ hình thành do viêm nhiễm có thể đi xuống cổ họng gây ra tình trạng hôi miệng. Nếu người bệnh không vệ sinh răng miệng kỹ càng hoặc uống ít nước có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, mất tự tin trong giao tiếp.
  • Viêm họng, ho: Khi xuất hiện viêm xoang, dịch mủ dày đặc sẽ chảy xuống cổ họng làm cho người bệnh thường xuyên bị ho, cổ họng rát ngứa, viêm sưng đỏ, khạc có đờm,
  • Gây các bệnh hô hấp khác: viêm amidan, viêm thanh quản hoặc viêm thanh quản mãn tính ở người cao tuổi với các cơn ho khan, khó thở. Tình trạng ho xuất hiện nhiều ở trẻ em, đặc biệt là vào ban đêm, gây khó thở.
  • Các biểu hiện khác: Ngoài những triệu chứng viêm xoang sàng trước sau đã nêu ở trên trên, người bệnh cũng có thể bị nóng, sốt, cảm lạnh.
Nhức đầu, đau vai gáy là những triệu chứng phổ biến của bệnh
Nhức đầu, đau vai gáy là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm xoang sàng hai bên

Triệu chứng viêm xoang sàng trước và sau thường giống bệnh viêm mũi dị ứng hoặc rối loạn tiền đình do đau nhức đầu, khiến người bệnh lầm tưởng và điều trị sai cách. Tuy nhiên viêm xoang sàng còn nguy hiểm hơn bệnh viêm mũi dị ứng rất nhiều. Hãy thăm khám bác sĩ để biết chắc chắn về bệnh tình hiện tại của bản thân.

4. Bệnh viêm xoang sàng có nguy hiểm không?

Theo khẳng định của các chuyên gia y tế thì viêm xoang sàng không phải là một bệnh lý nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến mạng sống của người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng viêm xoang sàng trước và sau khiến chúng ta chủ quan rằng đây chỉ là một căn bệnh đơn giản.

Các biến chứng khi bệnh viêm xoang sàng trở nặng
Nếu để bệnh trở nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm

Một số biến chứng viêm xoang sàng trước và sau gồm:

  • Đau nhức mắt: Viêm xoang sàng gây ra các biến chứng như đỏ mắt, sưng mắt, viêm mí mắt. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến áp xe nhãn cầu, viêm dây thần kinh thị giác, viêm tuyến nước mắt (viêm túi lệ), viêm tấy ố mắt và gây giảm thị lực trầm trọng.
  • Gây các bệnh lý ở đường hô hấp dưới: Viêm xoang sàng gây nghẽn các lỗ xoang và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, các cơ quan chức năng của họng, thậm chí là phổi gây bệnh viêm amidan, viêm áp xe họng, viêm họng, viêm phế quản.
  • Viêm tai: Các hốc xoang sàng cũng thông với tai nên có thể gây tình trạng tích mủ trong tai, viêm tai giữa. Nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến màng nhĩ và gây điếc tai do mủ đọng làm tăng áp lực lên màng nhĩ.
  • Viêm tĩnh mạch hang: Có thể đe dọa tới tính mạng nếu các vùng xoang 2 bên viêm nhiễm trở nặng và không được cứu chữa kịp thời. Những dấu hiệu thường thấy của căn bệnh nguy hiểm này là ảnh hưởng lên 2 mắt rất nhanh, sốt cao đến rét run, nhãn cầu lồi, đau đầu…

Nếu gặp phải một trong các biến chứng viêm xoang sàng sau hoặc trước, chứng tỏ tình trạng bệnh của người bạn đang ở mức báo động, nên nhanh chóng đến các bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.

Xoang sàng nằm ngay ở cơ quan đầu não, gần các vị trí quan trọng như sọ não, mắt. Nếu cứ lơ là và không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng viêm xoang sàng sau hoặc trước rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến cơ thể của chúng ta.

5. Các phương pháp điều trị viêm xoang sàng trước, sau

5.1 Chữa viêm xoang sàng bằng nội khoa

Với trường hợp viêm xoang sàng trước, sau cấp tính, bệnh còn đang ở thời kỳ đầu nên có thể áp dụng điều trị nội khoa như:

Dùng thuốc tây

Trong điều trị nội khoa dành cho bệnh viêm xoang sàng, các bác sĩ thường kê những loại thuốc đủ mạnh để có thể triệt tiêu các tác nhân gây viêm nhiễm và có thể dẫn sâu vào bên trong các hốc xoang. Bên cạnh đó, thuốc cũng có khả năng tăng sức đề kháng của cơ thể, phòng tránh các tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến cơ thể.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm xoang sàng
Sử dụng thuốc kháng sinh làm giảm triệu chứng viêm xoang sàng

Việc quản lý viêm xoang ethmoid (viêm xoang sàng) liên quan đến việc sử dụng đầy đủ thuốc kháng sinh. Amoxicillin thường được sử dụng để điều trị. Việc bổ sung chất ức chế beta-lactamase vào amoxicillin hoặc sử dụng chất kháng khuẩn kháng beta-lactamase có hiệu quả chống lại BLPB hiếu khí và kỵ khí. Sự đề kháng cao của S. pneumoniae đối với penicillin đòi hỏi phải tăng lượng amoxicillin dùng (90 mg / kg thể trọng / ngày đối với trẻ em và 4,0 g / ngày đối với người lớn).

Thuốc xịt mũi

Ngoài việc sử dụng thuốc tây để làm giảm các triệu chứng viêm xoang sàng, chúng ta có thể dùng sản phẩm xịt mũi có chứa các thành phần như Xylometazoline, Oxymetazoline, Fluticasone propionate,….

Các dung dịch này sẽ có khả năng rửa trôi bụi bẩn, các chất nhầy tích tụ trong mũi làm ứ đọng các xoang. Bên cạnh đó, dung dịch xịt mũi còn hỗ trợ điều trị, làm giảm tức thời các triệu chứng viêm xoang sàng trước, mang lại cảm giác dễ chịu cho mũi.

Thuốc xịt mũi điều trị viêm xoang sàng
Sử dụng thuốc xịt mũi để làm giảm triệu chứng viêm xoang sàng

Đặc biệt, sản phẩm xịt mũi trị viêm xoang cũng khá an toàn so với thuốc tây. Ai cũng biết rằng nếu lạm dụng thuốc tây quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng bị nhờn thuốc, giảm tác dụng và gây ra các tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến cơ thể người bệnh. Chính vì thế, sử dụng các sản phẩm xịt mũi sẽ là lựa chọn an toàn và tiện lợi hơn.

Một số phương pháp điều trị viêm xoang sàng khác

  • Làm loãng các dịch mủ trong mũi để loại bỏ bằng cách xông mũi với tinh dầu hay chườm khăn ấm lên mũi. Cách này còn có thể giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, thư giãn.
  • Làm sạch khoang mũi từ 1-2 lần/ngày bằng nước muối sinh lí hoặc dung dịch chuyên dụng.
  • Sử dụng một số thực phẩm giúp giảm các triệu chứng viêm xoang trước, sau và bệnh về hô hấp như tỏi, gừng,…
  • Uống nhiều nước hằng ngày cũng hỗ trợ làm loãng các dịch nhầy trong xoang mũi
  • Kê cao đầu để giảm tình trạng nghẹt mũi và các triệu chứng viêm xoang sàng trước.
  • Không sử dụng các chất có cồn như rượu bia và các chất kích thích.

Thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm bớt khó chịu do viêm xoang sàng như acetaminophen, ibuprofen và aspirin. Thuốc xịt mũi steroid, chẳng hạn như fluticasone (Flonase ), cũng là những giải pháp tức thời cho chứng sổ mũi. Tránh dùng thuốc kháng histamine vì có thể làm đặc chất nhầy trong mũi, khiến nước mũi khó thoát hơn.

5.2 Điều trị bệnh viêm xoang sàng bằng ngoại khoa

Phương pháp điều trị này thường áp dụng cho những trường hợp nặng – viêm xoang sàng 2 bên mãn tính, hay những ca điều trị bằng phương pháp nội khoa nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng – FESS là phương pháp ngoại khoa trị viêm xoang sàng trước, sau phổ biến. Những ca bệnh xuất hiện biến chứng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến sự sống của người bệnh thường được bác sĩ xem xét áp dụng liệu pháp này.

Bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật với các trường hợp viêm xoang sàng nguy hiểm
Phẫu thuật sẽ được bác sĩ cân nhắc trong các trường hợp nguy hiểm

Tuy nhiên, theo chuyên gia hàng đầu về tai mũi họng, GS.TS Ngô Ngọc Liễu “ gần đây ngành Tai Mũi Họng nước ta đã triển khai khá rộng rãi phẫu thuật nội soi xoang, tưởng như cứu cánh của người bệnh nhưng không phải luôn mang lại hiệu quả tốt”, được trích từ cuốn sách Viêm xoang – Những điều cần biết.

Mặc dù giúp hồi phục chức năng lưu thông và dẫn khí của mũi nhưng những người bệnh có cơ địa dị ứng hoặc chức năng miễn dịch kém vẫn có khả năng tái phát bệnh khi điều trị bằng FESS.

Viêm xoang sàng thường cải thiện với các phương pháp điều trị không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu những phương pháp điều trị này không thành công thì phẫu thuật là một lựa chọn để điều trị xoang sàng. Phẫu thuật xoang có thể bao gồm việc loại bỏ mô bị hư hỏng, mở rộng đường mũi và sửa các bất thường về giải phẫu, chẳng hạn như polyp mũi hoặc vách ngăn bị lệch.

5.3 Điều trị viêm xoang sàng bằng các phương pháp dân gian

Ngoài các phương pháp điều trị thông thường như đã nêu ở trên thì các bạn còn có thể áp dụng các cách chữa bệnh dân gian an toàn để loại bỏ triệu chứng bệnh viêm xoang sàng. Các phương pháp dân gian có thể làm tại nhà bao gồm:

Dùng mật ong và tỏi chữa viêm xoang sàng

Với đặc điểm chung giữa hai nguyên liệu này đều có thể kháng khuẩn và chống viêm tốt. Cụ thể hơn, trong mật ong có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa có khả năng kháng viêm và dịu niêm mạc. Còn tỏi thì có thành phần allicin chuyên dùng cho kháng sinh mạnh.

Dùng tỏi và mật ong để chữa bệnh
Chữa bệnh bằng mật ong và tỏi

Cách làm như sau:

  • Đập dập 2-3 nhánh tỏi tươi rồi ép lấy nước
  • Trộn với mật ong theo tỷ lệ 1:1 thành chất lỏng sệt
  • Sau đó, thấm bông y tế vào dung dịch rồi để khoảng 1 tiếng trong hốc mũi
  • Cuối cùng, lấy bông ra rồi rửa lại sạch.

Dùng thảo dược để xông hơi mũi

Lá kinh giới, tía tô, bạc hà, sả… là những loại thảo dược được nhiều người chọn để xông hơi chữa bệnh viêm xoang sàng tại nhà. Bên cạnh đó, phương pháp xông hơi cũng thường xuyên là cách dân gian để chữa các bệnh như bị ốm, cảm nắng, giảm viêm, kháng khuẩn…

Chữa bệnh bằng cách xông hơi với thảo dược
Xông hơi với thảo dược để chữa bệnh

Cách làm vô cùng đơn giản: Bạn chỉ cần đun sôi lá thuốc với nước nóng rồi xông hơi. Cách này sẽ giúp mũi viêm xoang được loại bỏ chất dịch nhầy tích tụ gây khó chịu và làm giảm chứng tắc nghẹt mũi.

Sử dụng đông trùng hạ thảo ngâm với mật ong

Theo các bác sĩ cho biết, người viêm xoang sàng 2 bên dùng đông trùng hạ thảo ngâm mật ong sẽ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn triệt để làm sạch phổi và nó còn có thể diệt tác nhân và virus gây bệnh, hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng.

Phương pháp hữu hiệu để chữa nhiều bệnh
Phương pháp hữu dụng chữa được rất nhiều bệnh

Bên cạnh đó, phương pháp hữu hiệu này không chỉ chữa được viêm xoang sàng, mà nó còn có thể giảm thiểu các triệu chứng khác như hen suyễn, viêm phế quản, ho, viêm amidan…

Dùng gừng tươi chữa viêm xoang sàng

Trong nhiều bài thuốc, gừng là thành phần cực kỳ hữu dụng do hàm lượng Gingerol cao nên nó vừa có thể chống viêm, diệt khuẩn mà còn giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, gừng là loại thuốc mang tính nóng nên thường được sử dụng để tăng huyết áp, làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng…

Lát gừng tươi như liều thuốc quý
Lát gừng tươi được ví như vị thuốc quý

Cách làm đơn giản:

  • Rửa sạch, cạo vỏ và thái lát mỏng khoảng 50g gừng tươi
  • Cho 100ml nước đun sôi và gừng vào một cốc rồi hãm nước khoảng 15 phút
  • Sau đó uống ngay khi trà còn ấm nóng.

Mẹo trị viêm xoang sàng tại nhà bằng các liệu pháp dân gian có thể mang lại hiệu quả và làm giảm các triệu chứng bệnh một cách an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ, cần làm đúng các nếu không sẽ gây tác dụng ngược và khiến bệnh nặng hơn. Chính vì thế, người bệnh cần cân nhắc trước khi áp dụng liệu pháp này.

5.4 Điều trị bằng vật lý trị liệu

Với khả năng khắc phục các triệu chứng viêm xoang sàng và loại trừ các nguyên nhân gây bệnh hiệu quả, vật lý trị liệu đã nhận được đánh giá tích cực từ giới chuyên môn với những phương pháp: cấy chỉ, bấm huyệt, thuỷ châm, châm cứu. điện châm…

Ưu điểm: Phương pháp này có khả năng điều trị dứt điểm viêm xoang sàng bằng các cơ chế tác động sâu như:

  • Tăng cường sức đề kháng, chống chọi bệnh tật với khả năng cân bằng âm dương, phục hồi phủ tạng giúp cơ thể tự sản sinh kháng thể.
  • Giảm nghẹt mũi, khó thở và ổn định hô hấp bằng cách kích thích tuần hoàn, lưu thông khí huyết.
  • Loại trừ các yếu tố nguy cơ phát sinh bệnh với trừ thấp, tán hàn, khu phong.

Nhược điểm: Cách chữa bệnh viêm xoang sàng bằng vật lý trị liệu cần có sự hướng dẫn và thực hiện theo quy trình chuyên nghiệp từ các chuyên gia, người bệnh không thể từ áp dụng.

Đối với một số trường hợp người bệnh có biểu hiện kháng thuốc hoặc không đáp ứng được yêu cầu điều trị bằng phương pháp ngoại khoa, trị viêm xoang sàng bằng vật lý trị liệu sẽ là phương pháp thích hợp. Vật lý trị liệu không sử dụng thuốc nên không xuất hiện các tác dụng phụ, không gây nhờn thuốc và người nhận điều trị có thể cảm nhận hiệu quả ngay.

6. Cách phòng bệnh viêm xoang sàng

Nếu không muốn gặp các biến chứng viêm xoang sàng sau, hay ít nhất là không gặp các triệu chứng viêm xoang sàng, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp phòng bệnh sau:

  • Giữ môi trường sống và làm việc luôn sạch sẽ, thường xuyên dọn dẹp.
  • Hạn chế tiếp xúc hoặc giữ khoảng cách với các tác nhân gây bệnh như bụi mịn, khói xe, môi trường xung quanh ô nhiễm, phấn hoa, lông thú,…
  • Giữ ấm cơ thể đặc biệt là mũi mỗi khi trời chuyển gió lạnh, độ ẩm không khí thay đổi.
  • Vệ sinh mũi thường xuyên bằng các dung dịch rửa mũi hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ các vi khuẩn, dịch nhầy gây viêm nhiễm.
  • Sử dụng nhiều thực phẩm có tính kháng viêm tự nhiên, giải cảm, tăng sức đề kháng như tỏi, gừng, nghệ,…
  • Có một chế độ ăn hợp lý với rau củ, uống nhiều nước, sử dụng thức ăn nhiều kẽm, omega 3, thức ăn bổ phế như táo tàu, gạo nếp…
  • Tránh sử dụng đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, sữa – thực phẩm từ sữa, thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… các chất có hại cho sức khỏe.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh liên quan đến đường hô hấp để tránh lây viêm nhiễm sang xoang sàng.
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng tránh viêm xoang sàng hiệu quả là thực hiện các biện pháp để giữ cho đường mũi của bạn thông thoáng, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây viêm xoang.

Video cách phòng, tránh và điều trị bệnh viêm xoang sàng

Bất kì chứng bệnh nào nếu không có những biện pháp làm giảm hay điều trị đều có thể trở nên nguy hiểm và viêm xoang sàng cũng không phải là một ngoại lệ. Hy vọng với những thông tin cần thiết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về bệnh viêm xoang sàng cũng như phát hiện kịp thời. Hãy chủ động phòng tránh và thường xuyên kiểm tra sức khoẻ 6 tháng/ lần để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.

Tham khảo thêm kiến thức hay:
>> Tìm hiểu biến chứng viêm xoang, triệu chứng nhận biết và cách điều trị đúng
>> Top 17 loại thuốc xịt mũi chữa viêm xoang được tin dùng nhất hiện nay

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.