Bệnh viêm xoang cấp sẽ trở nên nguy hiểm nếu xuất hiện mủ, lúc này những triệu chứng của bệnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cũng như cuộc sống của người bệnh. Bệnh viêm xoang cấp mủ thuộc dạng bệnh khó điều trị dứt điểm và nếu không can thiệp đúng cách sẽ để lại những nguy cơ nghiêm trọng.
1. Viêm xoang cấp mủ là gì?
Viêm xoang cấp mủ là tình trạng bệnh viêm xoang cấp tính đang có xu hướng chuyển thành viêm xoang mãn tính do sự xuất hiện của mủ. Người bệnh sẽ gặp tình trạng chảy mủ hôi kéo dài, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hằng ngày.
Thông thường, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà mủ xoang cấp có những màu sắc khác nhau:
- Viêm xoang nhẹ: màu trắng đục hoặc màu vàng.
- Viêm xoang nặng: màu xanh.
2. Nguyên nhân của bệnh viêm xoang cấp mủ
Theo chuyên gia, nguyên nhân hàng đầu của bệnh viêm xoang cấp mủ là do người bệnh đã không điều trị dứt điểm bệnh và ít quan tâm đến việc ngăn chặn các yếu tố nguy cơ.
Chính những lơ là này đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển, tạo ra mủ bên trong xoang. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân có thể kể đến như:
- Người bệnh thường xuyên làm việc hoặc sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi và chất độc hại.
- Polyp nhỏ trong mũi hay khối u chưa được phẫu thuật.
- Trẻ em bị viêm nhiễm VA mà không được nạo diệt khuẩn.
- Tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa,…
- Thời tiết thay đổi cũng có thể ảnh hưởng đến người bệnh.
- Ngoài ra, người đang mắc các bệnh lý tai mũi họng khác cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm xoang cấp mủ.
3. Triệu chứng của bệnh viêm xoang cấp mủ
Những triệu chứng khởi phát ban đầu của bệnh viêm xoang cấp mủ là mũi đau nhức, hắt hơi, đau đầu, sổ mũi, đau ngứa họng,…Tuy nhiên, nếu trong xoang có xuất hiện mủ, thì bệnh đã diễn biến nặng hơn thành giai đoạn mãn tính.
Một số biểu hiện chứng tỏ bệnh viêm xoang đang chuyển biến nặng mà người bệnh có thể nhận biết:
Đau và nhức toàn bộ vùng mặt: những triệu chứng này thường xuất hiện vào thời điểm gần sáng, lúc mà dịch mủ tích tụ trong xoang nhiều nhất. Cơn đau và cơn co thắt sẽ xuất hiện thường xuyên theo chu kỳ.
Nghẹt mũi: cả 2 bên mũi sẽ khó hoạt động dẫn đến khó thở. Tình trạng này còn ảnh hưởng đến khứu giác của người bệnh, gây cảm giác chán ăn và ngủ không ngon. Nguy hiểm hơn, là trong nhiều trường hợp người bệnh không phân biệt được mùi khí độc hay khí hơi.
Chảy nước mũi: nước mũi chảy thường xuyên với màu vàng lục đi kèm mùi hôi khó chịu. Nhiều trường hợp dịch mũi chảy xuống cổ họng có thể gây viêm họng và hôi miệng.
Tinh thần sa sút, mệt mỏi: người bệnh viêm xoang cấp mủ luôn trong tình trạng mệt mỏi, không thể tập trung, gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Một số triệu chứng khác như : đau tai, nhức đầu, ù tai, buồn nôn, sốt,…
4. Biến chứng của bệnh viêm xoang cấp mủ
Bệnh viêm xoang cấp mủ xảy ra do vi khuẩn nếu được điều trị sớm và đúng cách sẽ không quá nguy hiểm. Ngược lại, nếu bệnh không được điều trị đúng sẽ để lại những biến chứng dai dẳng và rất khó điều trị dứt điểm.
Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu bệnh không được kiểm soát như
- Áp xe não.
- Áp xe ngoài màng cứng.
- Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang.
- Viêm tấy tổ chức hốc mắt.
- Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu.
- Viêm phế quản, viêm thanh quản.
- Viêm họng mãn tính.
Các biến chứng viêm xoang cấp có mủ do vi khuẩn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Chụp X quang là điều quan trọng để chẩn đoán sớm các biến chứng này. Ngoài ra, bác sĩ X quang cần phải biết hình ảnh cụ thể của các biến chứng quỹ đạo và nội sọ của viêm xoang do vi khuẩn cấp tính để đưa ra hướng điều trị cụ thể.
5. Cách điều trị viêm xoang cấp mủ
Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh viêm xoang là phải giải quyết đồng thời các vấn đề sau:
- Giải quyết nguyên nhân gây dị ứng, ức chế nhiễm trùng.
- Tái tạo sự dẫn lưu và thông thoáng các xoang, phục hồi các chức năng xoang.
- Chăm sóc mũi xoang đúng cách và dự phòng bệnh tái phát.
5.1 Điều trị theo lộ trình của bác sĩ
Đối với bệnh viêm xoang cấp mủ, khi đi thăm khám sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Cụ thể các loại kháng sinh thường được sử dụng như:
- Amoxicillin
- Sulfamethoxazol
- Trimethoprim
Ngoài ra, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc hỗ trợ điều trị khác để bệnh được cải thiện nhiều hơn, cụ thể:
- Thuốc kháng histamine.
- Thuốc giảm đau.
- Steroid xịt mũi.
- Thuốc corticoid dạng xịt hoặc uống.
Nếu viêm xoang cấp tính phát sinh sau một đợt cảm cúm thì bác sĩ có thể chỉ định cho sử dụng thêm một số loại thuốc trị cảm thông thường như: paracetamol, chlorpheniramine hay thuốc chống dị ứng.
Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, người bệnh sẽ được bác sĩ yêu cầu sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác:
- Phương pháp phun khí dung.
- Chọc xoang hàm để rút mủ.
- Thủ thuật Proezt.
Phẫu thuật nội soi mũi xoang
5.2 Điều trị tại nhà
Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì người bệnh cũng nên kết hợp với những phương pháp điều trị tại nhà để mang lại hiệu quả cao hơn.
Rửa mũi bằng nước muối:
Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối ngoài giúp làm sạch mũi còn giúp ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Đây cũng là một trong những cách có thể làm loãng dịch mủ để đẩy dịch ra ngoài dễ dàng hơn, người bệnh giảm bớt được khó chịu. Bạn có thể pha nước muối loãng tại nhà hay mua nước muối sinh lý có sẵn đều được.
Massage và ấn huyệt:
Dùng tay ấn nhẹ vào huyệt nghinh hương và huyệt ấn đường kết hợp massage khu vực xung quanh mũi. Thường xuyên massage và ấn huyệt giúp lưu không khí quyết đồng thời có thể làm mềm dịch mủ có trong xoang mũi. Cách này rất phù hợp cho những người có triệu chứng ù tai hay nhức đầu.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên:
Gừng và bạc hà là một trong những loại thảo dược thiên nhiên hỗ trợ cực kỳ tốt cho quá trình điều trị viêm xoang cấp mủ. Một tách trà gừng hay bạc hà nóng có tác dụng trong việc làm dịu niêm mạc mũi, đồng thời còn giúp ức nhiễm trùng lan rộng.
Cách điều trị viêm xoang cấp mủ bằng thảo dược tự nhiên
Xông hơi với tinh dầu:
Thao tác xông mũi bằng tinh dầu rất đơn giản, bạn chỉ cần nhỏ 1 ít tinh dầu sả, bạc hà hay chanh vào một chậu nước ấm, sau đó tiến hành xông từ 10 – 15 phút. Nên xông với khoảng cách vừa đủ tránh làm tổn thương da mặt. Xông tinh dầu hỗ trợ làm dịu niêm mạc mũi, đánh tan dịch mủ, đồng thời còn giúp ngăn tình trạng viêm và khai thông đường thở.
5.3 Phương pháp đông y
Trong trường hợp người bệnh bị dị ứng với nhiều thành phần của thuốc tây y thì chữa viêm xoang cấp mủ bằng phương pháp đông y sẽ là lựa chọn hàng đầu.
Điều trị bằng đông y sẽ có 2 loại thuốc là thuốc nam và thuốc bắc, trong đó thì thuốc nam phù hợp hơn với cơ địa người Việt Nam với thành phần chủ yếu là thảo dược trong nước rất an toàn.
Điều trị bằng phương pháp đông y sẽ mang lại kết quả chậm hơn so với tây y, nhưng lại an toàn khi điều trị lâu dài, hiệu quả toàn diện, đồng thời giúp tăng sức đề kháng và đề phòng bệnh tái phát.
5.4 Chăm sóc và ngăn ngừa tái phát bệnh
Viêm xoang cấp mủ là bệnh lý khó điều trị dứt điểm, bệnh còn kéo dài dai dẳng và rất dễ tái phát. Chính vì vậy, người bệnh cần có phương án chăm sóc và dự phòng phù hợp.
Một số cách ngăn ngừa bệnh viêm xoang mà bạn có thể quan tâm như:
- Tuyệt đối nói không với thuốc lá và cũng tránh hít phải khói thuốc.
- Che kín kỹ khi ra ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp với khói bụi.
- Chú ý giữ ẩm những vùng như cổ, mũi và ngực khi thời tiết lạnh.
- Giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ngày, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý.
- Giữ gìn không gian sống luôn sạch sẽ.
- Hạn chế tình trạng xì mũi quá mạnh có thể làm tổn thương niêm mạc.
- Uống đủ nước.
- Rèn luyện cơ thể bằng những bài tập vừa sức và bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin có lợi.
Viêm xoang cấp mủ là căn bệnh không nên xem thường, triệu chứng của bệnh rất nặng nề cùng những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta nên có những biện pháp phòng tránh bệnh ngay từ ban đầu và thường xuyên thăm khám nếu thấy có bắt kỳ biểu hiện bệnh nào.